Language:
Vấn nạn bạo lực học đường nguyên nhân do đâu?
13/11/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Thông tin từ báo chí, một nữ sinh lớp 6 ở Hà Nội đã bị nhóm nữ sinh khác có hành vi đạp liên tiếp vào vùng đầu và mặt, dùng chổi quét lên đầu. Mới đây, trên mạng mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nữ sinh bị một nhóm nữ sinh khác bạo hành trong khuôn viên trường học. Đoạn clip sau khi được chia sẻ khiến nhiều người xem vô cùng phẫn nộ. Bối cảnh sự việc diễn ra trước hành lang lớp học khi nữ sinh áo phông tím ngồi giữa vòng vây của những học sinh khác. Sau khi trêu đùa nhau, một nữ sinh khác mặc áo phông trắng tiến đến dùng chân đạp thẳng vào đầu nữ sinh này. Nữ sinh áo tím sau đó ôm đầu khóc. Không dừng lại ở đó, nữ sinh áo trắng tiếp tục tiến đến đạp liên tiếp 6-7 lần vào đầu nữ sinh này. Khi nữ sinh này khóc to hơn, nữ sinh kia tiếp tục túm áo kéo lê bạn. Nữ sinh đánh bạn còn có hành vi gây phẫn nộ khi lấy chổi quét lên đầu bạn. (Link thông tin https://vietnamnet.vn/cong-an-vao-cuoc-vu-nu-sinh-ha-noi-bi-ban-hanh-hung-dung-choi-quet-len-dau-2214107.html?)

Phóng viên hỏi luật sư: Nguyên nhân của vấn nạn bạo lực học đường nhìn từ vụ việc nêu trên?

Dưới góc độ pháp lý, Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối, là vấn nạn đáng báo động ở nhiều trường học trên cả nước. Điều đáng buồn là vấn nạn này đang len lỏi vào cả cấp học trung học cơ sở mà các em học sinh sinh chỉ mới lớp 6, lớp 7 (chỉ mới 10-12 tuổi) đã có những hành vi bạo lực một cách thô bạo chốn học đường.

Hiện nay vấn nạn bạo lực học đường không những không giảm mà còn gia tăng và trẻ hóa, đây là vấn đề hết sức đáng lo ngại, cần có sự vào cuộc nghiêm túc của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, nhà trường và gia đình học sinh để đẩy lùi, tiến tới ngăn chặn vấn nạn này, để làm trong sạch lành mạnh môi trường học đường, môi trường giáo dục.

Tôi cho rằng, đẩy thực trạng bạo lực học đường lên cao và trẻ hóa về độ tuổi như hiện nay xuất phát từ nguyên nhân môi trường, bao gồm môi trường mạng và môi trường xã hội. Trong đó, môi trường mạng internet, môi trường mạng xã hội đầy rẫy các hình ảnh bạo lực, ức hiếp, giết tróc… khi người trẻ là các em học sinh xem và tiếp xúc lâu dần thành quen và bình thường hóa với những cảnh tượng này. Ngoài ra khi thấy những hình ảnh bạo lực, đánh nhau, chửi bới nhục mạ nhau ngoài đời sống từ những hành vi không chuẩn mực của người lớn hơn, có cả sự phán xét nhưng có cả sự xúi dục, kích động, giúp sức… trước con mắt của người trẻ là các em học sinh, những hành động bạo lực ngoài xã hội và những hình ảnh bạo lực trên môi trường mạng đã tạo tiền đề cho hành vi bạo lực học đường, hình thành tâm lý khinh nhờn các quy tắc trong lớp học, các nội quy trong trường học và các quy định pháp luật nói chung. Dẫn tới khi có mâu thuẫn - xung đột nơi học đường thay vì báo giáo viên chủ nhiệm, gia đình và nhà trường, học sinh đã dùng phương pháp “tự xử” như ngoài xã hội và trên mạng mà mình từng thấy, tự cho mình quyền đánh đập, xúc phạm học sinh khác. Lâu dần hành vi này không được người lớn là giáo viên chủ nhiệm, nhà trường, gia đình và chính quyền phát hiện dẫn đến đẩy vấn nạn bạo lực học đường trở nên trầm trọng, không những bạo lực trong trường mà còn hẹn nhau ra ngoài nhà trường (nơi công cộng) để giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, mà rất nhiều học sinh lớn mang hung khí diễu hành đánh nhau khi đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đều bị xử lý về Tội cố ý gât thương tích, Tội gây rối trật tự công cộng thậm chí là Tội giết người.

Nguyên nhân tiếp theo tôi cho rằng một phần đến từ sự thờ ơ, thiếu chú ý giám sát con em mình của gia đình và nhà trường, thông thường một đứa trẻ có bản tính hung hăng có thể hành vi này bị ảnh hưởng bởi sự giáo dục từ bố mẹ ít quan tâm, bố mẹ thô lỗ cục cằn với nhau, bố mẹ có hành vi không chuẩn mực; trong nhà trường thì nhiều cơ sở chạy đua theo thành tích dạy học văn hóa, không chú ý tới giáo dục kỹ năng sống, ngoại khóa, tâm lý lứa tuổi… dẫn đến không nắm bắt được những hành vi thiếu chuẩn mực, cao hơn là hành vi “bạo lực kín” trong nhà trường, mà khi hậu quả khá nặng nền thì nhà trường mới nắm bắt được khi ấy hành vi do được củng cố lâu dần nên những học sinh này mặc dù chịu những hình thức kỷ luật nhưng vẫn không tiến bộ, có dấu hiệu khinh nhờn các quy định của nhà trường, xem thường các hình thức kỷ luật, xem thường các biện pháp giáo dục.

Hiện nay Thông tư 32/2020-/TT-BGDDT tại Điều 36 quy định hành vi, ngôn ngữ, ứng xử của học sinh phải đúng mực, tôn trọng, lễ phép, thân thiện, bảo đảm tính văn hóa, phù hợp với đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học. Đặc biệt tại Điều 37 của Thông tư quy định:

“Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.”

Khoản 2 Điều 38 Thông tư 32/2020-/TT-BGDDT quy định Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

Hình thức kỷ luật thứ nhất là, nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

Hình thức kỷ luật thứ hai là, khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

Hình thức kỷ luật thứ ba là, tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiện nay nhà trường cũng đã có động thái thăm hỏi động viên nhằm ổn định tâm lý, sức khỏe đối với học sinh. Đồng thời đề nghị công an xã phối hợp với nhà trường nhằm có hướng xử lý đối với các học sinh này. Đây là động thái phù hợp, tuy nhiên cần áp dụng biện pháp nghiêm khắc nhất là tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác đối với các học sinh này. Hiện nay những học sinh này chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nên việc áp dụng các biện pháp giáo dục là chính nhằm răn đe ún nắn các em.

Tuy nhiên, để sự việc xảy ra trong nhà trường cũng có trách nhiệm của giáo viên, của bộ phận bảo vệ nhà trường, lãnh đạo nhà trường khi thiếu chú ý giám sát không phát hiện sự việc từ sớm dẫn tới hậu quả học sinh có hành vi gây thương tích, hành hạ, xúc phạm nhau, đối với những trường học để xảy ra hành vi này cần xem xét trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường là ban giám hiệu, lực lượng bảo vệ nhà trường, giáo viên. Áp dụng các hình thức kỷ luật phù hợp đối với từng đối tượng nhằm rút kinh nghiệm và nâng cao trách nhiệm ở những người làm công tác giáo dục, quản lý trong nhà trường.

Đối với những học sinh bỏ học nhưng có hành vi vi phạm pháp luật thì trách nhiệm của gia đình và địa phương phải được nâng cao, trường hợp đến độ tuổi chịu trách nhiệm pháp luật về các hành vi gây ra, thì cơ quan công an địa phương cần nắm bắt tình hình để có biện pháp phù hợp như khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, giáo dục tại xã phường thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, xử phạt vi phạm hành chính, đối với những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự nếu áp dụng các biện pháp giáo dục không thay đổi cần truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt tù có thời hạn để cải tạo giáo dục.

Ngoài ra, ngoài học sinh phải chịu hình thức kỷ luật cao nhất, thì đề nghị các gia đình học sinh có hành vi gây thương tích bồi thường do hành vi xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của học sinh khác nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của gia đình đối với những đối tượng học sinh có hành vi bạo lực này. Các khoản bồi thường được quy định tại Điều 591, 592 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Vấn nạn bạo lực học đường nguyên nhân do đâu bạo lực học đường Giải pháp cho vấn đề bạo lực học đường Chế tài xử lý bạo lực học đường Kỷ luật học sinh có hành vi bạp lực học đường Nhắc nhở Khiển trách Tạm dừng học ở trường Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699