Language:

Phổ biến pháp luật

Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (Điều 313)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy là tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. Ngoài ra, cháy nổ còn có thể gây ra thiệt hại về người và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khách thể của tội phạm là trật tự an toàn công cộng, trật tự quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và tính mạng, sức khỏe, tài sản có cá nhân và cộng đồng.

Phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm (Điều 293)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 293 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm. Theo đó, nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.

Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc (Điều 312)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc là trật tự quản lý Nhà nước đối với chất cháy, chất độc, trật tự an toàn công cộng. Đối tượng tác động của tội phạm là chất cháy, chất độc. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc quy định tại Điều 312 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (Điều 292)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo đó các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản.

Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 311)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của tội phạm là trật tự quản lý Nhà nước đối với chất cháy, chất độc, trật tự an toàn công cộng. Đối tượng tác động của tội phạm là chất cháy, chất độc. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc quy định tại Điều 311 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thực hiện nghĩa vụ không phân chia được theo phần (Điều 291)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 291 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ không phân chia được theo phần. Theo đó, nghĩa vụ không phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ phải được thực hiện cùng một lúc. Trường hợp nhiều người cùng phải thực hiện một nghĩa vụ không phân chia được theo phần thì họ phải thực hiện nghĩa vụ cùng một lúc.

Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân (Điều 310)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân là trật tự quản lý Nhà nước đối với chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân. Đối tượng tác động của tội phạm là chất phóng xạ và vật liệu hạt nhân. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm quy định về quản lý chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân quy định tại Điều 310 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần (Điều 290)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính, tại Điều 290 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ phân chia được theo phần. Theo đó, nghĩa vụ phân chia được theo phần là nghĩa vụ mà đối tượng của nghĩa vụ có thể chia thành nhiều phần để thực hiện; Bên có nghĩa vụ có thể thực hiện từng phần nghĩa vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.