Language:

Phổ biến pháp luật

Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt (Điều 319)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt xâm phạm đến trật tự, an toàn đối với thi thể, phần mộ và hài cốt của người chết; thông qua đó đã xâm phạm đến phong tục, tập quán, truyền thống của dân tộc Việt Nam. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt quy định tại Điều 319 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm (Điều 299)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 299 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm. Theo đó, đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội gây rối trật tự công cộng xâm phạm đến an toàn công cộng, đến các quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi… ở nơi công cộng. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội gây rối trật tự công cộng quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự năm 2015. Gây rối trật tự công cộng là hành vi làm náo động trật tự ở nơi công cộng. Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng; đuổi đánh nhau, hò hét gây náo động ở nơi công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng, đập phá các tài sản trong các, quán ăn, quán giải khái có đông người… Thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng, thái độ coi thường trật tự những nơi đông người như chợ, trường học... biểu hiện qua việc: Có hành vi dùng vũ lực để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng, hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng...

Đăng ký biện pháp bảo đảm (Điều 298)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 298 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc đăng ký biện pháp bảo đảm. Theo đó, biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định; Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký; Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (Điều 317)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tuy trực tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con người nhưng khách thể của tội phạm này không phải xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con người, vì tính mạng, sức khoẻ của con người cũng chỉ là hậu quả của hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, cái mà tội phạm nhằm vào là tật tự quản lý của Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiệu lực đối kháng với người thứ ba (Điều 297)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân phân tích, tại Điều 297 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Theo đó, biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Tội phá thai trái phép (Điều 316)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, phá thai trái phép là hành vi thực hiện việc phá thai cho người khác không được cơ quan có thẩm quyền cho phép gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người đó. Đối tượng tác động của tội phạm này không phải là thai nhi, cũng không phải là tính mạng, sức khoẻ của người phụ nữ mang thai mà là các quy định của Nhà nước về phá thai.

Bắt cóc bé trai tống tiền 15 tỷ tại Long Biên, Hà Nội. Trách nhiệm pháp lý ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) phân tích, hành vi của đối tượng cực kỳ hung hãn, manh động, đối tượng dùng súng chống trả quyết liệt và gây thương tích cho cả đồng chí cảnh sát làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, rất may mắn cháu bé đã được giải cứu thành công và không bị nguy hiểm về tính mạng, sức khỏe. Hành vi này gây hoang mang dư luận, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, an toàn xã hội vì vậy có thể đối tượng sẽ phải đối mặt với hình phạt nghiêm khắc.