Language:

Nghiên cứu - Trao đổi

Xét xử trực tuyến: Thực trạng và giải pháp

Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, xét xử là hoạt động áp dụng pháp luật của chủ thể đặc biệt là tòa án, là thủ tục tố tụng quan trọng để giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, lao động, hành chính, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình... Xét xử là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, là hoạt động áp dụng pháp luật đặc thù mà chỉ có chủ thể duy nhất là tòa án mới có quyền thực hiện và có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo trình tự, thủ tục luật định.

Ly hôn với người đang bị tạm giam, chấp hành án phạt tù được thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn ly hôn của vợ (hoặc chồng) và sau đó ủy thác cho Tòa án địa phương nơi có trại tạm giam, trại giam mà người chồng (hoặc vợ) đang bị tạm giam, đang thi hành án để lấy lời khai, ý kiến của người này.

Giáo viên mầm non được hưởng chế độ ra sao nếu được xem là công việc nặng nhọc

Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, Bộ GD&ĐT đang phối hợp Bộ LĐ-TB&XH xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Hiện nay, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.

Tội phạm ngày càng trẻ hóa: Thực trạng và giải pháp phòng ngừa

Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, tội phạm là người chưa thành niên (hay còn gọi là người dưới 18 tuổi phạm tội) là một trong những nhóm tội phạm được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam tội phạm là người dưới 18 tuổi được pháp luật quy định thành một nhóm đối tượng riêng, có chính sách đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bởi tính chất đặc thù của nhóm tội phạm này. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh với tội phạm là người dưới 18 tuổi là khoan hồng, nhân đạo, chú trọng các giải pháp phòng ngừa, tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội hối lỗi, sửa sai, làm lại cuộc đời. Với đặc điểm về tâm sinh lý, về nhận thức, về kĩ năng sống, về phát triển và hình thành nhân cách của người dưới 18 tuổi thì nhóm người này dễ mắc sai lầm, trong những sai lầm đó thì có một phần trách nhiệm của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.

Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc được giải quyết ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khi phát sinh tranh chấp hợp đồng đặt cọc nếu các bên không thể thương lượng, hòa giải được thì một bên có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Tranh chấp hợp đồng đặt cọc được xác định là tranh chấp dân sự quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thuộc loại việc của tòa án nhân dân.

Cần xử lý triệt để hành vi cho vay nặng lãi, đòi nợ tàn nhẫn trên mạng internet

Luật sư Đặng Văn Cường cho biết, việc vay mượn tài sản trong quan hệ dân sự là một trong những giao dịch dân sự phổ biến và đã có từ rất lâu đời. Bộ luật dân sự quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Từ thực tiễn vụ án "chuyến bay giải cứu". Xét xử dưới khung hình phạt khi nào?

Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án hình sự là một hoạt động phức tạp  trong việc thực hiện quyền tư pháp, bao gồm nhiều cơ quan tố tụng tham gia, trong đó tòa án là trung tâm và hoạt động xét xử là trọng tâm. Hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam chia thành các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong đó, khi xét xử vụ án hình sự mà xác định bị cáo có tội thì tòa án sẽ áp dụng hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội của bị cáo.