Language:

Nghiên cứu - Trao đổi

Lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Theo quy định tại khoản 5, khoản 24, khoản 39 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024 thì "Bồi thường về đất" là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất thu hồi cho người có đất thu hồi. "Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất" là chính sách của Nhà nước nhằm trợ giúp cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển ngoài các khoản đã bồi thường theo quy định của Luật Đất đai. "Tái định cư" là việc Nhà nước thực hiện bồi thường bằng đất ở hoặc bằng nhà ở tại khu tái định cư hoặc địa điểm khác phù hợp cho người có đất thu hồi hoặc hỗ trợ bằng giao đất ở, nhà ở tái định cư cho người không đủ điều kiện bồi thường về đất ở theo quy định của Luật này nhưng không còn chỗ ở nào khác. Tại Điều 3 Nghị định 88/2024/NĐ-CP quy định về việc lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Một số tình huống cụ thể trong điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phaan tích về một số tình huống cụ thể trong điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ. Tại Điều 22 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định trong quá trình thực hiện việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ quy định tại điểm b, c khoản 8 Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BCA nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà không thuộc trường hợp phải chuyển Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền thì cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông báo cáo Cục trưởng và cán bộ được phân công điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ thuộc Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh báo cáo Trưởng phòng để thực hiện hoặc phân công cấp phó, cán bộ điều tra hoặc thay đổi cấp phó, cán bộ điều tra thực hiện như sau:

Xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện ra sao? Tại Điều 17 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định đối với vụ tai nạn giao thông đường bộ không có dấu hiệu tội phạm thì thời hạn điều tra, xác minh, giải quyết như sau: Nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường bộ thì Cảnh sát giao thông phải tiến hành điều tra, xác minh, giải quyết trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc; trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm hoặc phải thông qua giám định chuyên môn thì có thể được kéo dài nhưng không quá 01 tháng kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường bộ; trường hợp cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì tiếp tục được kéo dài, thời hạn kéo dài không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường bộ. Việc kéo dài phải được báo cáo bằng văn bản với người có thẩm quyền theo biểu Mẫu 10/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BCA.

Các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ. Tại Điều 10 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định việc tạm giữ phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các quy định khác có liên quan. Đối với trường hợp các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông đã được tích hợp trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên ứng dụng định danh quốc gia khi tạm giữ giấy tờ, Cảnh sát giao thông thực hiện việc tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử. Trước khi kéo dài thời hạn tạm giữ phương tiện, đồ vật, tài liệu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề của người điều khiển phương tiện, cán bộ được phân công điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo cáo đề xuất kéo dài thời hạn tạm giữ theo Mẫu số 10/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BCA.

Khám nghiệm hiện trường, phương tiện vụ tai nạn giao thông đường bộ

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc khám nghiệm hiện trường, phương tiện vụ tai nạn giao thông đường bộ. Tại Điều 8 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định việc khám nghiệm hiện trường đối với những vụ tai nạn giao thông đường bộ có một trong các dấu hiệu quy định tại điểm a, b khoản 8 Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BCA thì được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Việc khám nghiệm hiện trường đối với vụ tai nạn giao thông đường bộ không có một trong các dấu hiệu quy định tại điểm a, b khoản 8 Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BCA thì thực hiện theo các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 8 Thông tư 72/2024/TT-BCA.

Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ tại hiện trường ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc giải quyết tai nạn giao thông đường bộ tại hiện trường ra sao? Tại Điều 6 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định giải quyết ban đầu khi cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ hoặc được phân công đến hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ. Theo đó, cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ hoặc được lãnh đạo có thẩm quyền phân công đến hiện trường phải thực hiện những nhiệm vụ sau.

Xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ như thế nào? Tại Điều 5 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định việc xử lý tin báo về tai nạn giao thông đường bộ.Lãnh đạo trực chỉ huy thuộc Cục Cảnh sát giao thông nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường bộ thì xử lý như sau: Nếu tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra trên tuyến được giao nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm phải cử cán bộ Cảnh sát giao thông đến ngay hiện trường để xác minh có xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ hay không; trường hợp có vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ tai nạn giao thông đường bộ để chỉ đạo, bố trí lực lượng tham gia, phối hợp cứu nạn, cứu hộ, hạn chế thiệt hại do vụ tai nạn giao thông đường bộ gây ra; bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường, phân luồng điều tiết giao thông, phòng ngừa, giải quyết ùn tắc, đồng thời cảnh báo cho các phương tiện tham gia giao thông khác những mối nguy hiểm khi lưu thông qua khu vực hiện trường. Thông báo cho Công an cấp huyện nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ biết hoặc yêu cầu phối hợp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định;

Việc giải quyết tai nạn giao thông đường bộ được quy định ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc giải quyết tai nạn giao thông đường bộ được quy định ra sao? Tại Điều 80 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ năm 2024 quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ gây ra tai nạn giao thông đường bộ, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm sau đây: Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất; Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.