Language:

Phổ biến pháp luật

Hiệu lực của thế chấp tài sản (Điều 319)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 319 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hiệu lực của thế chấp tài sản. Theo đó, hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước (Điều 338)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội vô ý làm lộ bí mật nhà nước; tội làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước là hoạt động quản lý hành chính Nhà nước về việc bảo đảm sự an toàn của những tin tức mà Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố. Đối tượng tác động của tội phạm này là những tin tức về vụ, việc, tài liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, anh ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà Nhà nước Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố.

Tài sản thế chấp (Điều 318)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tại Điều 318 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về tài sản thế chấp. Theo đó, trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước (Điều 337)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy vật hoặc tài liệu bí mật nhà nước là sự an toàn của những tin tức mà Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố. Đối tượng tác động của tội phạm này là bí mật Nhà nước bao gồm: những tin tức về vụ, việc, tài liệu, địa điểm, vật, lời nói có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, anh ninh, kinh tế, khoa học, công nghệ hoặc các lĩnh vực khác mà Nhà nước Nhà nước chưa công bố hoặc không công bố.

Thế chấp tài sản (Điều 317)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thế chấp tài sản. Theo đó, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật (Điều 336)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật xâm phạm trật tự quản lý của Nhà nước về đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch. Như vậy, khách thể của tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật là chính sách quản lý nhà nước về hộ tịch. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật quy định tại Điều 336 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trả lại tài sản cầm cố (Điều 316)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 316 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc trả lại tài sản cầm cố. Theo đó, khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật này hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự (Điều 335)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là chính sách (chế độ) nghĩa vụ quân sự của Nhà nước; xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan hành chính Nhà nước, trong đó có các cơ quan quân sự địa phương, chính sách nghĩa vụ quân sự bị xâm phạm cũng được giới hạn bởi chính sách về đăng ký nghĩa vụ quân sự; chính sách về gọi nhập ngũ, về gọi tập trung huấn luyện.