Language:
Thủ tục thi hành án dân sự được thực hiện ra sao?
15/11/2024
icon-zalo

Luật sư Hà Thị Khuyên

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

1. Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự

Tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Trường hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ được ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm được tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm được áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn.

Đối với các trường hợp hoãn, tạm đình chỉ thi hành án theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014  thì thời gian hoãn, tạm đình chỉ không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án.

Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

2. Trình tự, thủ tục thi hành án dân sự

Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Nghị định 62/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 33/2020/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT- BTP- TANDTC-VKSNDTC quy định trình tự, thủ tục thi hành án bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Nhận đơn yêu cầu thi hành án dân sự, ra quyết định thi hành án

Tại Điều 32 Luật Thi hành án dân sự quy định hình thức nộp đơn yêu cầu thi hành án gồm: nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày bằng lời nói tại cơ quan thi hành án hoặc gửi đơn qua bưu điện.

Tại Điều 36 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định thời hạn ra quyết định thi hành án theo yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thi hành án.

Tại Điều 38, Điều 39 Luật Thi hành án dân sự quy định sau khi ra quyết định, cơ quan thi hành án sẽ gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc và thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản.

Bước 2: Thi hành án dân sự

Tại Điều 45 Luật Thi hành án dân sự quy định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án, người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện thi hành án tự nguyện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn tự nguyện thi hành án, nếu người thi hành án không tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ thực hiện như sau:

- Chấp hành viên sẽ phải tiến hành xác minh hoặc xác minh ngay nếu thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 44 Luật thi hành án dân sự.

- Trường hợp quá thời hạn tự nguyện thi hành án nêu trên, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án nhưng không tự nguyện thi hành án thì chấp hành viên ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự như sau:

“Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”

Vì thế, nêu quá thời hạn tự nguyện thi hành án, thông qua kết quả xác minh điều kiện thi hành án do Chấp hành viên thực hiện xác định người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, trường hợp qua quá trình xác minh điều kiện thi hành án xác định người phải thi hành án chưa có điều kiện để thi hành án thì trường hợp này được xử lý theo quy định tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:

“Điều 44. Xác minh điều kiện thi hành án

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.

Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.

2. Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án…

Điều 44a. Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án

1. Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;

b) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;

c) Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.

2. Thông tin về tên, địa chỉ, nghĩa vụ phải thi hành của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành được đăng tải trên trang thông tin điện tử về thi hành án dân sự và gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xác minh để niêm yết. Khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án phải tổ chức thi hành.”

Từ quy định trên có thể thấy, nếu trường hợp xác định người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự sẽ ban hành quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án. Khi nào người phải thi hành án có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án sẽ tiếp tục tổ chức thi hành án.

3. Thẩm quyền thi hành án dân sự

Tạ Điều 35 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014  quy định thẩm quyền thi hành án dân sự như sau:

(1) Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:

- Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

- Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;

- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

- Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác.

(2) Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:

- Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cùng địa bàn;

- Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao;

- Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;

-  Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài được Tòa án công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

- Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại;

- Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh;

- Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác;

- Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014  mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành;

- Bản án, quyết định quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp về thi hành án.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Thủ tục thi hành án dân sự Thi hành án dân sự Thời hiệu yêu cầu thi hành án dân sự Yêu cầu thi hành án dân sự Đơn yêu cầu thi hành án dân sự Quyết định thi hành án dân sự Biện pháp cưỡng chế thi hành án Xác minh điều kiện thi hành án Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án Thẩm quyền thi hành án dân sự Tư vấn thi hành án dân sự Luật sư tư vấn thi hành án Hồ sơ yêu cầu thi hành án dân sự Luật thi hành án dân sự vụ án dân sự Cần tìm luật sư Công ty luật Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Nhanchinh.vn Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Trợ giúp pháp lý Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi Văn phòng Luật sư Nhân Chính Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Luật Nhân Chính Luật sư Nhân Chính Lawyer luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư nổi tiếng Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Luật sư Quảng Ninh Luật sư Vĩnh Phúc Luật sư Bắc Ninh Luật sư Hải Dương Luật sư Hải Phòng Luật sư Hưng Yên Luật sư Thái Bình Luật sư Hà Nam Luật sư Nam Định Luật sư Ninh Bình Luật sư Cao Bằng Luật sư Bắc Kạn Luật sư Lạng Sơn Luật sư Tuyên Quang Luật sư Thái Nguyên Luật sư Phú Thọ Luật sư Bắc Giang Luật sư Lào Cai Luật sư Yên Bái Luật sư Sơn La Luật sư Hòa Bình Luật sư Thanh Hóa Luật sư Nghệ An Luật sư Hà Tĩnh Luật sư Quảng Bình Luật sư Quảng Trị Luật sư Đà Nẵng Luật sư Sài Gòn Luật sư Hồ Chí Minh 0983951338 0936683699