Language:

Phổ biến pháp luật

Thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất (Điều 326)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 326 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất. Theo đó, trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 345)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm của tội phạm này là trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh. Đối tượng tác động của tội phạm này là di tích lịch sử, văn hoá, danh lam, thắng cảnh. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 345 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Xử lý ra sao khi nghi phạm có dấu hiệu tâm thần trong vụ cướp tiệm vàng ở Bình Định?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, gần đây liên tiếp xảy ra các vụ cướp tiệm vàng khắp cả nước, gây hoang mang và bất bình trong dư luận. Tuy nhiên trong vụ án này, bước đầu cơ quan chức năng cho biết đối tượng thực hiện hành vi cướp tiệm vàng có biểu hiện tâm thần qua các dấu hiệu bên ngoài.

Thế nào là sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Còn trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

Thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất (Điều 325)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 325 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy địn việc thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất. Theo đó, trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà không thế chấp tài sản gắn liền với đất và người sử dụng đất đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì khi xử lý quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tiếp tục sử dụng đất trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của mình; quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp trong mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển giao cho người nhận chuyển quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tội vi phạm quy định về hoạt động xuất bản (Điều 344)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội vi phạm quy định về hoạt động xuất bản là trật tự quản lý hành chính về lĩnh vực xuất bản. Các quy định của nhà nước về quản lý xuất bản được quy định tại Luật Xuất bản, đối tượng tác động của tội phạm này là sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác được xuất bản trái phép. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm quy định về hoạt động xuất bản quy định tại Điều 344 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp (Điều 324)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 324 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp, cụ thể người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền như được khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận; được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ như bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường; không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp; giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp

Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở (Điều 343)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở là trật tự quản lý hành chính về nhà ở của Nhà nước. Các quy định của Nhà nước về quản lý nhà thì có nhiều nhưng người phạm tội chỉ xâm phạm đến các quy định về chỗ ở, về xây dựng nhà ở, còn các quy định khác về nhà không phải là nhà ở thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của tội phạm này. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở quy định tại Điều 343 Bộ luật Hình sự năm 2015.