Language:

Phổ biến pháp luật

Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn (Điều 226)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 226 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc xác lập quyền sở hữu trong trường hợp trộn lẫn, cụ thể trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn.

Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Đối tượng tác động của tội phạm này là động vật nguy cấp, quý, hiếm.

9 ôtô bị thiêu trong vụ cháy garage ở Hà Nội. Trách nhiệm pháp lý?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, vụ hỏa hoạn tại garage ôtô trên đường Nguyễn Văn Giáp gây thiệt hại lớn về tài sản. Vì vậy trong trường hợp này cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xác minh nguyên nhân của vụ cháy là gì, có vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy hay không, thậm chí có hành vi cố ý đốt (hủy hoại tài sản) hay không? Để có căn cứ xử lý theo quy định pháp luật.

Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp sáp nhập (Điều 225)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó.

Tội hủy hoại rừng (Điều 243)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội huỷ hoại rừng xâm phạm đến chế độ quản lý rừng của Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội. Đối tượng tác động của tội phạm này là rừng.

Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản là tội xâm phạm đến các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Nhà nước. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản quy định tại Điều 242 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức (Điều 224)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 224 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức, cụ thể: chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.

Xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng (Điều 223)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 223 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc xác lập quyền sở hữu theo hợp đồng, cụ thể: người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó.