Language:

Phổ biến pháp luật

Áp dụng tình tiết "phạm tội 02 lần trở lên" vụ cô giáo tại Nghệ An gây thiệt hại gần 45 triệu đồng?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nguyên giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hưng Nguyên (Nghệ An) bị kết án 5 năm tù với cáo buộc nhiều lần thanh toán trái quy định, chiếm đoạt gần 45 triệu đồng theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Hiện nay dư luận đang cho rằng đây là bản án quá nghiêm khắc đối với vị nguyên giám đốc trung tâm này.

Gia hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, sau khi thụ lý vụ án Thẩm phán chủ toạ phiên tòa quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp tạm giam do Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quyết định.

Quyền định đoạt của chủ sở hữu (Điều 194)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 194 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền định đoạt của chủ sở hữu. Cụ thể chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.

Tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán (Điều 212)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tội danh này quy định người nào làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán thu lợi bất chính từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 2.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Vụ cô giáo bị 5 năm tù vì gây thiệt hại gần 45 triệu đồng, góc nhìn pháp lý

Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, đây là vụ án phức tạp, dư luận có nhiều thông tin trái chiều, bản thân bị cáo bức xúc và kháng cáo kêu oan. Bởi vậy, tòa án cấp phúc thẩm cẩn thận trọng trong việc xem xét đánh giá toàn bộ các tình tiết có liên quan đến vụ án, làm rõ các dấu hiệu cấu thành tội phạm, đặc biệt là quy định của pháp luật về việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công để xác định hành vi của bị cáo có vi phạm pháp luật hay không, mức độ xử lý như thế nào cho phù hợp với quy định của pháp luật.

Điều kiện thực hiện quyền định đoạt (Điều 193)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của pháp luật. Trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì phải tuân theo trình tự, thủ tục đó.

Tội thao túng thị trường chứng khoán (Điều 211)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội thao túng thị trường chứng khoán xâm phạm các quy định của Nhà nước về quản lý thị trường chứng khoán. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Quyền định đoạt (Điều 192)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 192 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.