Language:

Phổ biến pháp luật

Tài sản thuộc sở hữu toàn dân (Điều 197)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, tại Điều 197 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tài sản thuộc sở hữu toàn dân, cụ thể: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Người phát tán video vụ tấn công tình dục nữ chủ shop quần áo ở Vĩnh Phúc có phải chịu trách nhiệm pháp lý?

Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, vụ hiếp dâm xảy ra tại Vĩnh Phúc gây rúng động dư luận khi đối tượng ngang nhiên mang dao vào cửa hàng quần áo để khống chế chủ cửa hàng nhằm thực hiện hành vi hiếp dâm, điều khiến dư luận quan tâm đó là ứng xử khôn khéo trì hoãn tìm sơ hở của hung thủ để đối phó, cuối cùng nữ chủ cửa hàng đoạt lấy dao khiến hung thủ bất bỏ chạy và bị người dân hỗ trợ vây bắt. Trước sự việc này dư luận vừa bức xúc nhưng cũng vừa tán đồng kỹ năng đối phó tình huống nguy hiểm của chủ cửa hàng.

Tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 215)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tội danh này quy định người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đóng trùng bảo hiểm xã hội cùng lúc ở 02 nơi có được hoàn trả lại tiền?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định khoản 1, Điều 42 Quyết định số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hướng dẫn: Người lao động đồng thời có từ 02 Hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng  Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Hợp đồng giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo Hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.

Hạn chế quyền định đoạt (Điều 196)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, vì lợi ích chung của xã hội và để bảo đảm ổn định giao lưu dân sự trong những trường hợp nhất định, Điều 196 Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định việc hạn chế quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp xâm phạm đến sự quản lý của Nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; từ đó xâm phạm đến chế độ an sinh xã hội của Nhà nước, ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động, của nhân dân.

Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu (Điều 195)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 195 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu như sau: Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.

Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm (Điều 213)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.