Language:
Tội bức cung (Điều 374)
20/09/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Tội bức cung xâm phạm đến uy tín của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; xâm phạm nguyên tắc xác định sự thật của vụ án. Do bị bức cung đã làm cho người bị thẩm vấn khai sai sự thật có thể dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các đương sự trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội bức cung hình quy định tại Điều 374 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của Tội bức cung là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Chủ thể của tội phạm này chỉ có thể là điều tra viên; kiểm sát viên làm công tác điều tra, hoặc kiểm sát điều tra; thẩm phán, hội thẩm khi tiến hành xét xử tại phiên toà. Trong một số trường hợp, chủ thể của tội phạm còn có thể là cán bộ, chiến sĩ công an xã, phường khi họ phối hợp tham gia các hoạt động tư pháp (như tham gia bắt người khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền) mà có hành vi bức cung người bị thẩm vấn.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự. Người từ đủ 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi loại tội. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một số điều nhưng không có điều nào thuộc Chương XXIV Bộ luật Hình sự. Như vậy chủ thể của Tội bức cung là người từ đủ 16 tuổi trở lên.

Khách thể của tội phạm:

Tội bức cung xâm phạm đến uy tín của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; xâm phạm nguyên tắc xác định sự thật của vụ án. Do bị bức cung đã làm cho người bị thẩm vấn khai sai sự thật có thể dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các đương sự trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính.

Đối tượng tác động của tội phạm này chính là người bị bức cung. Khác với tội dùng nhục hình, người bị bức cung không chỉ đa số là bị can, bị cáo đang bị tạm giam, người bị kết án đang cải tạo trong các trại giam, mà còn đối với những người tham gia tố tụng khác trong vụ án hình sự như: người làm chứng, người có quyền và nghãi vụ liên quan... bị lấy lời khai.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội bức cung thực hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý trực tiếp, tức là người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Động cơ phạm tội cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này nhưng việc xác định động cơ của người phạm tội là rất cần thiết. Nếu người phạm tội vì động cơ cá nhân hoặc động xấu khác thì sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội vì động cơ nóng vội, muốn hoàn thành việc điều tra kết thúc vụ án.

Mặt khách quan của tội phạm:

Bức cung là việc người đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử mà bằng các thủ đoạn trái pháp luật, buộc người bị thẩm vấn phải khai thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc.

Thẩm vấn là một biện pháp điều tra công khai, trực diện đối với người bị thẩm vấn, nhằm làm rõ toàn bộ sự thật về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện (đối với trường hợp người bị thẩm vấn là bị can, bị cáo) hoặc làm rõ những vấn đề liên quan đến hành vi phạm tội mà họ biết (đối với trường hợp người bị thẩm vấn là người làm chứng, người bị hại). Đây là một trong những hoạt động điều tra nhằm thu thập chứng cứ theo các quy định của tố tụng hình sự, do vậy những cán bộ làm công tác điều tra, truy tố hoặc xét xử phải chấp hành đầy đủ các nguyên tắc, quyền hạn và thủ tục pháp luật đã quy định, bảo đảm tính khách quan của các tài liệu đã thu thập được qua thẩm vấn.

Hành vi thuộc mặt khách quan của Tội bức cung là hành vi sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc.

Các “thủ đoạn trái pháp luật” đó có thể biểu hiện ở một số hành vi cụ thể như: đe dọa, khủng bố, uy hiếp tinh thần người bị thẩm vấn một cách thô bạo như: dọa sẽ bị tra tấn, dọa sẽ bắt người thân, doạ đánh đập hoặc cùm kẹp, bỏ đói... nếu không khai báo; dùng lý lẽ ngụy biện để tra vặn, dồn ép nhằm buộc người bị thẩm vấn phải khai báo theo ý muốn chủ quan của người thẩm vấn; dùng sức ép của nhiều người, đưa ra đấu tố trước quần chúng, trước tập thể hay trước sức ép của những người bị thẩm vấn khác...

Hành vi bức cung là tội phạm, xuất phát từ nguyên tắc quy định tại Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cụ thể: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.

Như vậy, bức cung là việc dùng áp lực về mặt tinh thần đối với người bị thấm vấn, nhằm buộc người đó phải khai theo ý muốn của người thấm vấn. Tuy nhiên, không phải bất cứ hành vi nào cưỡng bức người bị thẩm vấn để lấy lời khai cũng bị coi là hành vi phạm tội. Chỉ coi hành vi đó là hành vi cấu thành tội bức cung khi nó là hành vi đó là hành vi trái pháp luật. Trong quá trình điều tra, pháp luật cho phép dùng các biện pháp tâm lý để đấu tranh với người bị thẩm vấn nhưng biện pháp tâm lý đó không được mang tính cưỡng bách đối với người bị thẩm vấn, buộc họ phải thay đổi thái độ khi khai báo. Nếu lợi dụng các biện pháp tâm lý, biến nó thành các thủ đoạn để lấy lời khai mà các thủ đoạn này rõ ràng là trái pháp luật, dẫn đến việc người bị thẩm vấn khai sai sự thật, gây hậu quả nghiêm trọng cho việc giải quyết vụ án thì hành vi đó bị coi là hành vi phạm tội.

Hậu quả của tội phạm có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phảm của người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung. Tuy nhiên hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm có hành vi phạm tội xảy ra.

Hình phạt:

- Khoản 1. Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Khoản 2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

- Khoản 3. Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

- Khoản 4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

- Khoản 5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 374. Tội bức cung

1. Người nào trong hoạt động tố tụng mà sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

d) Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Dẫn đến làm sai lệch kết quả khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử;

g) Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bức cung tự sát;

b) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm người bị bức cung chết;

b) Dẫn đến làm oan người vô tội;

c) Dẫn đến bỏ lọt tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
bức cung Tội bức cung hoạt động tố tụng Sử dụng thủ đoạn trái pháp luật Ép buộc người bị lấy lời khai người bị hỏi cung Phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án Phải khai ra thông tin liên quan đến vụ việc Phạm tội 02 lần trở lên Phạm tội đối với 02 người trở lên Đối với người dưới 18 tuổi Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo người bị lấy lời khai Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo người bị hỏi cung Dùng nhục hình hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai Dùng nhục hình hạ nhục nhân phẩm người bị hỏi cung Dùng thủ đoạn tinh vi xảo quyệt Dẫn đến làm sai lệch kết quả khởi tố Dẫn đến làm sai lệch kết quả điều tra Dẫn đến làm sai lệch kết quả truy tố Dẫn đến làm sai lệch kết quả xét xử Ép buộc người bị lấy lời khai phải khai sai sự thật Ép buộc người bị hỏi cung phải khai sai sự thật Làm người bị bức cung tự sát Dẫn đến làm oan người vô tội Dẫn đến bỏ lọt tội phạm Khởi tố điều tra Truy tố xét xử Dịch vụ luật sư Dịch vụ pháp lý Đoàn luật sư Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội 0983951338 0936683699 Cần tìm luật sư Công ty luật Dịch vụ luật sư uy tín Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Liên đoàn luật sư Việt Nam Nhân Chính Law Firm Tư vấn pháp lý Tìm luật sư Pháp luật Pháp lý Tổ chức hành nghề luật sư Luật Luật sư Nhân Chính Lawyer Luật sư nổi tiếng Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư tư vấn Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Luật sư Quảng Ninh Luật sư Vĩnh Phúc Luật sư Bắc Ninh Luật sư Hải Dương Luật sư Hải Phòng Luật sư Hưng Yên Luật sư Thái Bình Luật sư Hà Nam Luật sư Nam Định Luật sư Ninh Bình Luật sư Hà Giang Luật sư Cao Bằng Luật sư Bắc Kạn Luật sư Lạng Sơn Luật sư Tuyên Quang Luật sư Thái Nguyên Luật sư Phú Thọ Luật sư Bắc Giang Luật sư Lào Cai Luật sư Lai Châu Luật sư Yên Bái Luật sư Điện Biên Luật sư Sơn La Luật sư Hòa Bình Luật sư Thanh Hóa Luật sư Nghệ An Luật sư Hà Tĩnh Luật sư Quảng Bình Luật sư Quảng Trị Luật sư Thừa Thiên Huế Luật sư Đà Nẵng Luật sư Quảng Nam Luật sư Quảng Ngãi Luật sư Phú Yên Luật sư Khánh Hòa Luật sư Ninh Thuận Luật sư Bình Thuận Luật sư Đắk Lắk Luật sư Đắk Nông Luật sư Gia Lai Luật sư Kon Tum Luật sư Lâm Đồng Luật sư Hồ Chí Minh Luật sư Sài Gòn Luật sư Đồng Nai Luật sư Bà Rịa - Vũng Tàu Luật sư Bình Dương Luật sư Bình Phước Luật sư Tây Ninh Luật sư Long An Luật sư Tiền Giang Luật sư Đồng Tháp Luật sư Vĩnh Long Luật sư Trà Vinh Luật sư Cần Thơ Luật sư Hậu Giang Luật sư Sóc Trăng Luật sư Bến Tre Luật sư An Giang Luật sư Kiên Giang Luật sư Bạc Liêu Luật sư Cà Mau