Language:

Đăng ký khai sinh

Trường hợp người dân vẫn mong muốn đặt tên con theo niên hiệu thứ bậc đã tồn tại trước đây
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, ngày 26 tháng 6 năm 2017, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp đã có Công văn số 611/HTQTCT-HT hướng dẫn về việc xác định họ cho trẻ em đối với một số trường hợp đăng ký khai sinh liên quan đến việc xác định họ theo dòng họ Nguyễn Phước Tộc, cụ thể: “Việc xác định họ cho con được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Bộ Luật dân sự năm 2015: “Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha, mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán”.
Đề nghị hướng dẫn cách ghi họ, chữ đệm, tên cha mẹ trong Giấy khai sinh con?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo hướng dẫn tại Công văn số 1005/HTQTCT-HT ngày 06/7/2016 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp thì khi đăng ký khai sinh cho trẻ em, các thông tin của cha, mẹ trong trong hồ sơ (giấy tờ tùy thân, Giấy chứng nhận kết hôn) phải thống nhất.
Bản chính giấy khai sinh đã có họ, tên chính thức, sau đó vì lý do khách quan hay chủ quan, người dân yêu cầu được thay đổi chữ đệm hay tên thì có được xem xét để thay đổi không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 28 cho phép các trường hợp (từ điểm a đến điểm e) sau khi đã đăng ký khai sinh, nếu cá nhân có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi tên khi có lý do chính đáng thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết, không phụ thuộc vào Tờ khai đăng ký khai sinh của công dân.
Đăng ký khai sinh cho trẻ là con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, nhưng không phải là con của người chồng, người cha trên thực tế có yêu cầu xin nhận cha, con kết hợp đăng ký khai sinh
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trong trường hợp người cha không thừa nhận con hoặc người mẹ khẳng định không phải là con của người chồng thì phải được Tòa án xác định thông qua thủ tục tố tụng. Trên thực tế nhiều trường hợp Tòa án không thụ lý, giải quyết hoặc đình chỉ việc giải quyết do không có tranh chấp. Để bảo đảm quyền lợi của trẻ em, tránh tình trạng trẻ không được đăng ký khai sinh, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ theo diện con chưa xác định được cha theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP (trong hồ sơ phải có văn bản thể hiện việc từ chối giải quyết của Tòa án có thẩm quyền; kết quả giám định ADN xác định người chồng không phải là cha đẻ). Nếu người cha thực tế có yêu cầu nhận con thì kết hợp giải quyết đăng ký khai sinh và nhận con theo quy định tại Điều 12 của Thông tư số 15/2015/TT-BTP (trong hồ sơ phải có văn bản thể hiện việc từ chối giải quyết của Tòa án có thẩm quyền; kết quả giám định ADN xác định mối quan hệ cha - con).
Quyền được khai sinh, khai tử (Điều 30)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền được khai sinh, khai tử. Theo đó, cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Cá nhân chết phải được khai tử. Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.
Quyền có họ, tên (Điều 26)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền có họ, tên. Theo đó, cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.