Language:
Quyền có họ, tên (Điều 26)
01/06/2024
icon-zalo

Từ khi sinh ra, con người đã được pháp luật công nhận những quyền cơ bản, trong đó có quyền có họ, tên. Một cá nhân sinh ra, muốn tồn tại và phát triển thì phải có những dấu hiệu cơ bản nhất để cá biệt hóa cá nhân. Cá nhân phải tồn tại dưới một tên gọi nhất định và pháp luật phải công nhận cho họ có quyền có họ, tên. Một người có thể có nhiều tên gọi khác nhau như tên gọi ở nhà, tên gọi khi còn nhỏ, tên gọi ở chùa, nhà thờ... Tuy nhiên, chỉ có tên ghi nhận trong giấy khai sinh xác định là họ, tên mới có giá trị về mặt pháp lý. Theo quy định pháp luật thì mỗi người khi sinh ra đều có quyền có họ và tên. Họ và tên của một con người sẽ được gắn liền xuyên suốt trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của họ, là phương tiện giao tiếp, thực hiện các cuộc giao dịch. 

Quyền có họ, tên là quyền nhân thân quan trọng đối với mỗi cá nhân, có từ thời điểm cá nhân được sinh ra. Họ và tên (gọi) là những yếu tố nhân thân cá biệt hóa cá nhân, được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Suốt cuộc đời của mỗi cá nhân đều cần có họ, tên, đây là yếu tố định danh cá nhân, phân biệt cá nhân này với cá nhân khác. Thông qua họ và tên của một cá nhân mà có thể xác định được nguồn gốc, dân tộc và giới tính của cá nhân.

Họ là thành tố đầu tiên trong tên gọi cá nhân, xác định nguồn gốc của một cá nhân. Theo cuốn Họ và Tên người Việt Nam soạn bởi Tiến sĩ Lê Trung Hoa được Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản (2005), những họ phổ biến nhất Việt Nam là: Nguyễn (40%); Phạm (5,9%); Lê (9,5%); Trần (7,5%); Hoàng (Huỳnh) (5,1%); Phan (4,5%); Vũ (3,9%); Đặng (2,1%); Bùi (2%); Đỗ (1,4%); Hồ (1,3%); Ngô (1,3%); Dương (1%); Lý (0,5%). Ngoài ra, còn một số họ phổ biến khác như: Phí; Đào; Đoàn; Vương, Trịnh; Trương; Đinh; Lâm; Phùng; Mai, Tô; Hà; Tạ…

Tên được chia thành hai loại gồm tên chính và tên đệm: (1) Tên đệm là yếu tố xen giữa họ và tên chính, đây là thành tố phụ có thể xuất hiện hoặc vắng mặt. Tên đệm thường có chức năng xác định giới tính. Ví dụ: Nữ thì thường lấy tên đệm là “Thị” (Nguyễn Thị Nhung, Hoàng Thị Lý); còn nam thì thường lấy tên đệm là “Văn” (Trần Văn Hùng, Lê Văn Hưng); (2) Tên chính là tên gọi của từng cá nhân, để phân biệt với các cá nhân khác. Tên chính đứng ở vị trí cuối cùng trong cụm họ – tên. Và Họ, tên gọi của một cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề quản lý hộ tịch, góp phần nhận diện một cá nhân cụ thể, khẳng định sự tham gia của một cá nhân trong quan hệ dân sự nhất định. Việc xác định họ của cá nhân được xác định theo các căn cứ sau đây:

- Trường hợp xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của cá nhân: (i) Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ: (ii) Nếu cha mẹ không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán.

- Trường hợp chưa xác định được cha đẻ của cá nhân thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi: (1) Họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi; (2) Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người cha nuôi hoặc mẹ nuôi đó.

- Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi: Họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Xuất phát từ các thay đổi tương ứng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng nêu rõ cha đẻ, mẹ đẻ của cá nhân được xác định là: (1) người trực tiếp sinh ra đứa trẻ; hoặc (2) người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ (Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Nếu trong trường hợp có sự tranh chấp nhau trong việc đặt tên giữa cha mẹ đẻ của đứa trẻ với người mẹ mang thai hộ thì áp dụng theo quy định này để giải quyết. Tức là quyền đặt họ, tên thuộc về cha mẹ đẻ của đứa trẻ.

Tên của cá nhân được đặt theo các yêu cầu sau: Không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật Dân sự năm 2015; Phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; Không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ, ví dụ: Những tên không được chấp nhận cho cá nhân: Lê văn 8, Trần văn B nhưng có thể đặt tên là: Lê Văn Tám, Trần Văn Bế… Thực trạng hiện nay, có rất nhiều cha mẹ Việt muốn đặt tên tiếng anh cho con như: Lê Larry Hùng, Phạm Mai Kate… Tuy nhiên, theo quy định này thì những tên không phải tiếng Việt thì không được chấp nhận.

Họ, tên là yếu tố gắn liền với suốt cuộc đời cá nhân. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình. Khi cá nhân tham gia xác lập các giao dịch dân sự thì cá nhân phải dùng chính họ, tên của mình. Cá nhân không được phép dùng họ, tên của người khác để xác lập thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự cho bản thân. Ngoài họ, tên chính thức được ghi nhận trong giấy khai sinh thì cá nhân có thể còn có bí danh, bút danh. Bí danh thường sử dụng cho những người hoạt động trong những lĩnh vực mang tính chất bí mật cao như hoạt động cách mạng trong thời chiến, ví dụ: Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trong thời kì hoạt động cách mạng đã lấy bí danh là Mười Cúc; Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt có bí danh là Sáu Dân, Chín Dũng… Trường hợp lấy bút danh thường được người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật như nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ sử dụng, ví dụ: Nhà văn nổi tiếng Trần Hữu Trị sử dụng bút danh là Nam Cao; nhà thơ Nguyễn Trọng Trí lấy bút danh là Hàn Mặc Tử. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Hiện nay, ngoài khái niệm bút danh, bí danh, trên thực tế còn một khái niệm cũng rất phổ biến là “nghệ danh”. Nghệ danh là tên gọi mà những người làm nghệ thuật đặt trong quá trình hoạt động như ca sĩ, diễn viên, người mẫu. Việc lấy nghệ danh nhằm tạo ra một tên gọi ấn tượng, khác biệt với những cá nhân khác trong lĩnh vực giải trí và thường hàm chứa một ý nghĩa nhất định. Những nghệ danh này được sử dụng một cách chính thức, công khai với công chúng, trên tất cả các sản phẩm âm nhạc hay các sản phẩm khác của chính người mang nghệ danh. Những nghệ danh này không thể được coi là bí danh hay bút danh (bút danh dùng đối với những cá nhân có các hoạt động nghệ thuật liên quan đến “viết”).

Mặc dù Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 không quy định về việc sử dụng nghệ danh nhưng trên thực tế, các nghệ sĩ tham gia hoạt động nghệ thuật cũng tránh tuyệt đối việc lấy nghệ danh trùng lặp với những người khác. Bên cạnh việc tiếp thu những quy định hợp lý của Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2005, thì Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 này còn có một số thay đổi đáng lưu ý sau đây: (1) Về tên gọi, Điều luật này sử dụng tên gọi “Quyền có họ, tên” thay cho tên gọi “Quyền đối với họ, tên” (Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2005). Sự thay đổi này là phù hợp vì “Quyền đối với họ, tên” là một quyền mang tính chất tổng hợp, bao quát tất cả các quyền của cá nhân liên quan đến họ, tên như quyền có họ, tên; quyền thay đổi họ, tên… Do đó, việc sửa đổi tên gọi theo Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 là chính xác và đúng với nội dung được quy trong điều luật mà không gây trùng lặp quyền thay đổi họ, tên; (2) Bộ luật Dân sự năm 2015 đã bổ sung thêm khoản 2 Điều 26 về các căn cứ để xác định họ, tên của cá nhân, sự bổ sung này đã khắc phục lỗ hổng lớn trong Bộ luật Dân sự năm 2005.

Tuy nhiên, Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa dự liệu trường hợp, cha mẹ có thỏa thuận nhưng không thống nhất được trong việc chọn họ cho con thì được giải quyết như thế nào? Bởi quy định này chỉ mới giải quyết được vấn đề xác định họ của cá nhân trong trường hợp cha mẹ có thỏa thuận với nhau và trường hợp cha mẹ không có thỏa thuận. Do đó, để quy định này chặt chẽ hơn thì cần bổ sung thêm trường hợp cha mẹ không thống nhất được trong việc chọn họ của người con thì cũng giải quyết giống với trường hợp cho mẹ không có thỏa thuận về việc chọn họ cho người con. Cụ thể, quy định này cần được bổ sung như sau: “... nếu cha đẻ, mẹ đẻ không thỏa thuận được hoặc không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán”; (3) Điều luật này đã bổ sung thêm khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Việc luật hóa nguyên tắc đặt tên đã giải quyết được những quan điểm, tranh luận diễn ra trong suốt một thời gian dài vừa qua liên quan đến vấn đề đặt tên bằng số hay tên tiếng Anh (English) cho đứa trẻ… Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để các cán bộ hộ tịch ở Ủy ban nhân dân cấp xã viện dẫn khi từ chối ghi vào giấy khai sinh những tên đặt không theo đúng yêu cầu của khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Luật Hộ tịch được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014; Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đã quy định cụ thể các việc về hộ tịch và đăng ký hộ tịch. Theo đó, đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư (khoản 2 Điều 2). Nội dung đăng ký hộ tịch bao gồm:

- Xác nhận vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch (khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch; xác định lại dân tộc; bổ sung thông tin hộ tịch; khai tử).

- Ghi vào sổ hộ tịch việc thay đổi hộ tịch của cá nhân theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thay đổi quốc tịch; xác định cha, mẹ, con; xác định lại giới tính; nuôi con nuôi, chấm dứt việc nuôi con nuôi; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; công nhận việc kết hôn, công nhận giám hộ; tuyên bố hoặc hủy tuyên bố một người mất tích, đã chết, bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự).

- Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn, ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

- Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tích khác theo quy định của pháp luật (Điều 3).

Giấy khai sinh (khoản 6 Điều 4 Luật hộ tịch) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật hộ tịch (thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch. Các thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh; Số định danh của người được đăng ký khai sinh….). Như vậy, những quy định của pháp luật về hộ tịch đã cụ thể hóa quy định của Bộ luật Dân sự (với tư cách là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự) về họ, tên cùng các quyền nhân thân khác của cá nhân.

Điều 26. Quyền có họ, tên

1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.

2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.

Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.

5. Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Văn phòng Luật sư Nhân Chính

Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Quyền có họ tên Họ Tên Họ tên Việc đặt tên bị hạn chế Đặt tên cho con Những điều cấm khi đặt tên cho con Thủ tục thay đổi họ tên Đăng ký khai sinh Luật hộ tịch Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2015 Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Luật luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Nhân chính Nhanchinh.vn Luật Nhân Chính Văn phòng Luật sư Nhân Chính Nhân Chính Law Firm Lawyer Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Cần tìm luật sư Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn Luật sư giải quyết tranh chấp luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư giải quyết án hành chính Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Luật sư hợp đồng Luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai Luật sư thừa kế Luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư hôn nhân và gia đình Luật sư thu hồi nợ Luật sư kinh doanh thương mại Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư nổi tiếng Luật sư hòa giải luật sư đối thoại Luật sư đàm phán Luật sư quận Ba Đình Luật sư quận Cầu Giấy Luật sư quận Hoàn Kiếm Luật sư quận hai bà trưng Luật sư quận Đống Đa Luật sư quận Tây Hồ Luật sư Quận Thanh Xuân Luật sư quận Bắc Từ Liêm Luật sư quận Hà Đông Luật sư quận Long Biên Luật sư quận nam Từ Liêm Luật sư huyện Ba Vì Luật sư huyện Chương Mỹ Luật sư huyện Đan Phượng Luật sư huyện Đông Anh Luật sư huyện Gia Lâm Luật sư huyện Hoài Đức Luật sư huyện Mê Linh Luật sư huyện Mỹ Đức Luật sư huyện Phú Xuyên Luật sư huyện Phúc Thọ Luật sư huyện Quốc Oai Luật sư huyện Sóc Sơn Luật sư huyện Thạch Thất Luật sư huyện Thanh Oai Luật sư huyện Thanh Trì Luật sư huyện Thường Tín Luật sư huyện Ứng Hòa Luật sư thị xã Sơn Tây Pháp luật Pháp lý Văn phòng luật Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Công ty luật Tổ chức hành nghề luật sư 0983951338 0936683699