Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Luật Tổ chức cơ quan điều tra Hình sự năm 2015 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2015. Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức Điều tra hình sự; tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Điều tra; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Điều tra viên và các chức danh khác trong Điều tra hình sự; quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát trong hoạt động Điều tra hình sự; bảo đảm Điều kiện cho hoạt động Điều tra hình sự và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Công an nhân dân
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Công an nhân dân năm 2018, sửa đổi năm 2023. Luật này quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm điều kiện hoạt động, chế độ, chính sách đối với Công an nhân dân; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 46/2019/TT-BCA trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Thông tư này quy định về trách nhiệm của lực lượng Công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã (sau đây gọi chung là người bị bắt), người bị tạm giữ, bị can; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; bảo đảm thực hiện quyền của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý được thực hiện theo Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC ngày 29 tháng 6 năm 2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng. Thông tư này áp dụng đối với Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên, Cán bộ điều tra Cơ quan điều tra của Công an nhân dân; Cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Cấp trưởng, cấp phó, Cán bộ điều tra cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, cán bộ cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân; người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can; bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Thông tư 09/2021/TT-BCA về kiểm tra điều lệnh, quân sự, võ thuật công an nhân dân. Thông tư này quy định về kiểm tra điều lệnh, quân sự, võ thuật Công an nhân dân (sau đây viết chung là kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân) gồm: Tiêu chuẩn, số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân; nhiệm vụ, quyền hạn, trang phục, trang bị, bố trí lực lượng, phân công nhiệm vụ kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân; giấy kiểm tra, thẩm quyền, đối tượng cấp, hồ sơ, thủ tục và thời gian cấp, cấp đổi, cấp lại giấy kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân; thời hạn sử dụng và quản lý, sử dụng, thu hồi giấy kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân; kế hoạch, quy trình kiểm tra điều lệnh Công an nhân dân.