Language:

Luật tổ chức chính quyền địa phương

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi năm 2019
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, sửa đổi năm 2019. Luật này quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập. Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đơn vị hành chính cấp huyện tại các đảo, quần đảo (sau đây gọi chung là hải đảo) có thể không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã. Chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 1 của Luật này là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là Ủy ban nhân dân.
Những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về những điểm mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025. Ngày 19/02/2025 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XV, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 thông qua, Luật có 07 chương và 50 điều. Trong đó, có một số điểm mới Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 đáng chú ý. Tại khoản 1 Điều 12 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định: Việc phân quyền cho chính quyền địa phương các cấp phải được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, trong đó xác định rõ chủ thể thực hiện, nội dung, phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm các nguyên tắc phân định thẩm quyền và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp quy định tại Luật Chính quyền địa phương.
Những quy định chung về tổ chức chính quyền địa phương
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về những quy định chung về tổ chức chính quyền địa phương. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện); Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã); Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập. Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đơn vị hành chính cấp huyện tại các đảo, quần đảo (sau đây gọi chung là hải đảo) có thể không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp xã. Hội đồng nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: Quyết định biện pháp bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn; Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; Quyết định biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, bảo đảm quyền con người, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Chính quyền địa phương cấp huyện ở hải đảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của chính quyền địa phương ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương quy định tại Mục 2 Chương này. Chính quyền địa phương cấp xã ở hải đảo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của chính quyền địa phương ở xã, phường, thị trấn quy định tại Mục 3 Chương này. Trường hợp tại đơn vị hành chính cấp huyện ở hải đảo không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã thì Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cả các nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên theo quy định của Chính phủ. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên. Công chức thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.
Tổ chức chính quyền địa phương trong trường hợp thay đổi địa giới đơn vị hành chính và các trường hợp đặc biệt khác
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu tổ chức chính quyền địa phương trong trường hợp thay đổi địa giới đơn vị hành chính và các trường hợp đặc biệt khác. Trường hợp nhiều đơn vị hành chính nhập thành 01 đơn vị hành chính mới cùng cấp thì đại biểu Hội đồng nhân dân của các đơn vị hành chính cũ được hợp thành Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới và tiếp tục hoạt động cho đến khi hết nhiệm kỳ, trừ trường hợp đơn vị hành chính mới không tổ chức cấp chính quyền địa phương. Kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính mới quy định tại khoản 1 Điều này do 01 triệu tập viên được Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định trong số đại biểu Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới, đối với cấp tỉnh thì do Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ định, để triệu tập và chủ tọa cho đến khi Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân của đơn vị hành chính mới.