Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Tổ chức chính phủ năm 2015, sửa đổi năm 2019. Luật quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Bộ trưởng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Tổ chức Chính phủ được Quốc hội thông qua ngày 18-02-2025. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Việc thành lập, bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết về những điểm mới của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2025. Nội dung cơ bản của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025 được thiết kế ngắn gọn gồm 05 chương, 32 điều bảo đảm tính kế thừa và khái quát cao theo yêu cầu đổi mới xây dựng pháp luật của Tổng Bí thư và Quốc hội, bảo đảm tính ổn định và lâu dài trong hệ thống pháp luật. Một số điểm mới của Luật được thể hiện qua các nội dung sau.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ, lãnh đạo công tác của Bộ, cơ quan ngang Bộ; chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực được phân công; tổ chức thi hành và theo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên Chính phủ: Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia giải quyết công việc chung của tập thể Chính phủ; tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ, cùng tập thể Chính phủ quyết định vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trương, chính sách, cơ chế, văn bản pháp luật cần thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ động làm việc với Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ về công việc của Chính phủ và công việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao.