Language:

Luật bảo hiểm xã hội

Đóng trùng bảo hiểm xã hội cùng lúc ở 02 nơi có được hoàn trả lại tiền?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng - Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định khoản 1, Điều 42 Quyết định số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam hướng dẫn: Người lao động đồng thời có từ 02 Hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng  Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Hợp đồng giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo Hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất, đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.
Giáo viên mầm non được hưởng chế độ ra sao nếu được xem là công việc nặng nhọc
Luật sư Hà Thị Khuyên - Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, Bộ GD&ĐT đang phối hợp Bộ LĐ-TB&XH xem xét đưa giáo viên mầm non vào nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại. Hiện nay, nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014. Luật này quy định chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội; quyền và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định về tinh giản biên chế. Nghị định này quy định về đối tượng, nguyên tắc, chính sách tinh giản biên chế và trách nhiệm thực hiện tinh giản biên chế trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã. Cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ, nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ; Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu về Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu. Nghị định này quy định chi tiết Điều 169 của Bộ luật Lao động về tuổi nghỉ hưu. Người lao động và người sử dụng lao động quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 của Bộ luật Lao động. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội. Thời điểm nghỉ hưu là kết thúc ngày cuối cùng của tháng đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Đối với trường hợp người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định thì thời điểm nghỉ hưu là thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Tuổi nghỉ hưu hiện nay được quy định ra sao?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, giải đáp về tuổi nghỉ hưu hiện nay được quy định ra sao? Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.