Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, việc xử lý tội phạm là người chưa thành niên phạm tội được áp dụng một chính sách riêng, các hình phạt được áp dụng với người chưa thành niên phạm tội gồm cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
người dưới 18 tuổi
Luật sư Đặng Văn Cường phân tích, tội phạm là người chưa thành niên (hay còn gọi là người dưới 18 tuổi phạm tội) là một trong những nhóm tội phạm được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Ở Việt Nam tội phạm là người dưới 18 tuổi được pháp luật quy định thành một nhóm đối tượng riêng, có chính sách đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bởi tính chất đặc thù của nhóm tội phạm này. Chính sách của Đảng và Nhà nước trong đấu tranh với tội phạm là người dưới 18 tuổi là khoan hồng, nhân đạo, chú trọng các giải pháp phòng ngừa, tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội hối lỗi, sửa sai, làm lại cuộc đời. Với đặc điểm về tâm sinh lý, về nhận thức, về kĩ năng sống, về phát triển và hình thành nhân cách của người dưới 18 tuổi thì nhóm người này dễ mắc sai lầm, trong những sai lầm đó thì có một phần trách nhiệm của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp được quy định tại chương các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nhưng tội phạm này vẫn là tội xâm phạm đối với người chưa thành niên, nhưng không phải xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người chưa thành niên mà xâm phạm đến chính sách của Nhà nước về việc bảo vệ sự phát triển lành mạnh của thế hệ trẻ.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Còn tại Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Đồng thời, người thành niên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ trừ trường hợp người thành niên mà bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người thành niên có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Việc xác định người chưa thành niên hay thành niên có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các giao dịch dân sự. Tùy vào từng độ tuổi của người chưa thành niên để xác định giao dịch dân sự của người chưa thành niên.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 140/2021/NĐ-CP chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. Nghị định này quy định về việc lập hồ sơ đề nghị, thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc (sau đây gọi là biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc); chế độ, quản lý, giáo dục; trình tự, thủ tục về lập hồ sơ hoãn, miễn, giảm thời hạn; tạm thời đưa học sinh ra khỏi trường giáo dưỡng, trại viên ra khỏi cơ sở giáo dục bắt buộc; tạm đình chỉ thi hành quyết định, hủy quyết định đối với người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục bắt buộc. Đề nghị áp dụng và thi hành quyết định áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính giáo dục dựa vào cộng đồng đối với người chưa thành niên (sau đây gọi là biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng).