Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy là tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy. Ngoài ra, cháy nổ còn có thể gây ra thiệt hại về người và tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Khách thể của tội phạm là trật tự an toàn công cộng, trật tự quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy và tính mạng, sức khỏe, tài sản có cá nhân và cộng đồng.
Phòng cháy chữa cháy
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 106/2025/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Nghị định này quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, bao gồm: hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt. Đối với các hành vi vi phạm về phòng cháy, chữa cháy rừng thực hiện theo quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Trường hợp các hành vi vi phạm hành chính về phòng cháy, chữa cháy rừng không được quy định tại Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp thì thực hiện xử phạt theo quy định tại Nghị định này.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về nội dung kiểm tra và thẩm quyền kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy. Tại Điều 13 Nghị định 105/2025/NĐ-CP quy định về nội dung, thẩm quyền kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy. Kiểm tra định kỳ 01 năm một lần đối với cơ sở thuộc nhóm 1 quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này, công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế, thẩm định thiết kế về phòng cháy và chữa cháy, phương tiện thủy nội địa vận tải hành khách, tàu thủy lưu trú du lịch có sức chở từ 50 người trở lên quy định tại mục 16 Phụ lục III kèm theo Nghị định này; kiểm tra định kỳ 02 năm một lần đối với cơ sở thuộc nhóm 2 quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định 105/2025/NĐ-CP.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về trình tự, thủ tục kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy. Tại Điều 14 Nghị định 105/2025/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra về phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình, chủ hộ gia đình, người thuê, mượn, ở nhờ nhà ở quyết định thời gian, phạm vi và hình thức ghi nhận kết quả tự kiểm tra thường xuyên đối với cơ sở, phương tiện giao thông, công trình xây dựng trong quá trình thi công, nhà ở, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhưng không quá 01 tháng một lần.