Language:

Sự kiện bất khả kháng

Thế nào là sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Còn trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
Người kháng cáo được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng có tin báo là người kháng cáo bị tai nạn hoặc vợ, chồng, cha, mẹ, con của họ chết thì Tòa án có chấp nhận hoãn phiên tòa không?
Vướng mắc: Trường hợp người kháng cáo được triệu tập hợp lệ lần thứ hai theo quy định tại khoản 3 Điều 296 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, nhưng có tin báo là người kháng cáo bị tai nạn giao thông hoặc vợ, chồng, cha, mẹ, con của người kháng cáo chết thì Tòa án có chấp nhận hoãn phiên tòa không? Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 của Toà án nhân dân tối cao về việc Giải đáp một số vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự.
Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ (Điều 351)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ. Theo đó, bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ; Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác; Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
Hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán (Điều 491)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 491 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc hưởng hoa lợi, chịu thiệt hại về gia súc thuê khoán. Theo đó, trong thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 584)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự.
Sự kiện nào trong đời sống được xem là sự kiện bất khả kháng?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về trường hợp bất khả kháng hay còn gọi là sự kiện bất khả kháng. Theo đó, "sự kiện bất khả kháng" là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Còn "trở ngại khách quan" là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
Gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm đối với các vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan. Khoản 1 Điều 203 BLTTDS năm 2015 quy định các trường hợp gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử là “vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan”. Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan như sau: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình”.