Language:

công chứng di chúc

Luật Công chứng năm 2014
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, Luật Công chứng năm 2014 được Quốc hội ban hành ngày 20/06/2014. Luật này quy định về công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, việc hành nghề công chứng, thủ tục công chứng và quản lý nhà nước về công chứng.
Di chúc có công chứng hoặc chứng thực (Điều 635)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc có công chứng hoặc chứng thực. Theo đó, người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc. Công chứng hoặc chứng thực di chúc được coi là một trong những căn cứ pháp lý xác lập nội dung di chúc của người để lại di sản. Việc công chứng di chúc do các công chứng viên thuộc các tổ chức hành nghề công chứng (bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng) thực hiện. Còn việc chứng thực di chúc do Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành, theo phân tích tại Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2015; nếu người lập di chúc tự tay viết bản di chúc và có yêu cầu công chứng, chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực thì người lập di chúc phải ký vào bản di chúc trước mặt người có thẩm quyền chứng nhận hoặc chứng thực.
Thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã (Điều 636)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thủ tục lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã. Theo đó, việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau: Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
Người không được công chứng, chứng thực di chúc (Điều 637)
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 637 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tại người không được công chứng, chứng thực di chúc. Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Di chúc có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 hiện nay di chúc có thể được thể hiện dưới 02 hình thức: bằng văn bản hoặc bằng miệng. Tại Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định di chúc bằng văn bản, gồm có 04 loại sau: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Để bản di chúc bằng văn bản được xem là thì pháp, thì di chúc văn bản hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 630 Điều 628 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.