Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc có đủ điều kiện về năng lực chủ thể, về ý chí, về nội dung, về hình thức di chúc được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình. Đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc. Hiện nay tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh mà người lập di chúc lựa chọn một trong các loại theo quy định của điều luật trên đây để thể hiện ý chí định đoạt tài sản của mình trong đó; hình thức của di chúc là phương thức biểu đạt ý chí của người lập di chúc, là căn cứ pháp lý làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, là chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho người được chỉ định trong di chúc.
Tại Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về di chúc có công chứng hoặc chứng thực. Theo đó, người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc. Cụ thể:
Di chúc bằng văn bản có công chứng, đây là di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng xác nhận tính hợp pháp, chính xác về nội dung của di chúc; di chúc được công chứng có giá trị pháp lý cao, vì khi công chứng, di chúc sẽ được rà soát kỹ về nội dung để đảm bảo nội dung của di chúc không trái với pháp luật, tránh trường hợp người lập di chúc không biết về phần nội dung di chúc bị vi phạm dẫn đến vô hiệu. Công chứng còn giúp di chúc không dễ dàng bị tráo đổi, sửa chữa.
Di chúc bằng văn bản có chứng thực, chứng thực là di chúc đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm, năng lực hành vi dân sự của người lập di chúc, ý chí tự nguyện và chữ ký của họ. Cũng như di chúc được công chứng, di chúc được chứng thực có giá trị pháp lý cao hơn so với di chúc thường. Thực tế cho thấy không phải lúc nào người lập di chúc cũng có thể đảm bảo có người làm chứng cho việc lập di chúc hay công chứng, chứng thực di chúc, do những lý do khác nhau hoặc do người lập di chúc không hiểu biết hết các quy định pháp luật. Vì vậy, pháp luật vẫn xem di chúc được lập mà không có người làm chứng là hợp pháp và được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện của pháp luật về tính hiệu lực của di chúc như chủ thể, nội dung của di chúc.
Công chứng hoặc chứng thực di chúc được coi là một trong những căn cứ pháp lý xác lập nội dung di chúc của người để lại di sản. Việc công chứng di chúc do các công chứng viên thuộc các tổ chức hành nghề công chứng (bao gồm phòng công chứng và văn phòng công chứng) thực hiện. Còn việc chứng thực di chúc do Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành, theo phân tích tại Điều 635 Bộ luật Dân sự năm 2015; nếu người lập di chúc tự tay viết bản di chúc và có yêu cầu công chứng, chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng thực thì người lập di chúc phải ký vào bản di chúc trước mặt người có thẩm quyền chứng nhận hoặc chứng thực.
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc, cụ thể theo khoản 3 Điều 56 Luật Công chứng năm 2014 quy định di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.
Điều 635. Di chúc có công chứng hoặc chứng thực
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
luật này.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338