Vướng mắc: Trường hợp nhiều người thừa kế đang cùng quản lý di sản hoặc mỗi người thừa kế quản lý di sản một giai đoạn khác nhau mà có tranh chấp về quyền sở hữu đối với di sản hết thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế thì Tòa án có được áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản hay không?
Giải đáp:
Công văn số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 của Toà án nhân dân tối cao về việc Giải đáp một số vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự:
Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó...”. Người thừa kế đang quản lý di sản phải được hiểu là người thừa kế đang chiếm hữu và sử dụng di sản hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự. Nếu có nhiều người thừa kế cùng nhau chiếm hữu và sử dụng di sản thì di sản thuộc sở hữu chung của họ. Nếu mỗi người thừa kế quản lý di sản một giai đoạn khác nhau thì Tòa án phải áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để công nhận quyền sở hữu cho người thừa kế đang quản lý di sản; quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản trước đó được xem xét, đánh giá trong từng vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính
Liên hệ luật sư: 0936683699 - 0983951338
Email: Luatsunhanchinh@gmail.com
-
Địa chỉ Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Cà Mau
13/11/2024 -
Địa chỉ Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Bạc Liêu
13/11/2024 -
Địa chỉ Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh An Giang
13/11/2024 -
Địa chỉ Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Trà Vinh
13/11/2024