Language:

Phổ biến pháp luật

Thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 279)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 279 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc thực hiện nghĩa vụ giao vật. Theo đó, bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao. Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ. Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 298)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng là tội phạm xâm phạm đến sự an toàn về xây dựng mà cụ thể là sự an toàn về tính mạng, sức khoẻ, tài sản trong quá trình khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hoặc trong các lĩnh vực khác.

Thời hạn thực hiện nghĩa vụ (Điều 278)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tại Điều 278 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp bên có nghĩa vụ đã tự ý thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn và bên có quyền đã chấp nhận việc thực hiện nghĩa vụ thì nghĩa vụ được coi là đã hoàn thành đúng thời hạn.

Tội cưỡng bức lao động (Điều 297)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội cưỡng bức lao động là quyền làm việc, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, việc làm của công dân được ghi nhận tại Hiến pháp, Bộ luật Lao động và các văn bản liên quan khác. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội cưỡng bức lao động quy định tại Điều 297 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Địa điểm thực hiện nghĩa vụ (Điều 277)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 277 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định địa điểm thực hiện nghĩa vụ, cụ thể: Địa điểm thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận; Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau: Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản; Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản. Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi (Điều 296)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội vi phạm quy định về sử dụng người lao động dưới 16 tuổi quy định tại Điều 296 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định người nào sử dụng người lao động dưới 16 tuổi làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc hại theo danh mục mà Nhà nước quy định thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Đối tượng của nghĩa vụ (Điều 276)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Điều 276 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về đối tượng của nghĩa vụ. Theo đó, đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện; Đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định. Từ quy định tại Điều 276 Bộ luật Dân sự năm 2015 có thể thấy đối tượng của nghĩa vụ bao gồm: tài sản và công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.

Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người (Điều 295)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người là an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn ở nơi đông người.  Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015.