Language:

Hướng dẫn - Giải đáp

Đăng ký khai sinh cho trẻ là con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, nhưng không phải là con của người chồng, người cha trên thực tế có yêu cầu xin nhận cha, con kết hợp đăng ký khai sinh

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trong trường hợp người cha không thừa nhận con hoặc người mẹ khẳng định không phải là con của người chồng thì phải được Tòa án xác định thông qua thủ tục tố tụng. Trên thực tế nhiều trường hợp Tòa án không thụ lý, giải quyết hoặc đình chỉ việc giải quyết do không có tranh chấp. Để bảo đảm quyền lợi của trẻ em, tránh tình trạng trẻ không được đăng ký khai sinh, Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ theo diện con chưa xác định được cha theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP (trong hồ sơ phải có văn bản thể hiện việc từ chối giải quyết của Tòa án có thẩm quyền; kết quả giám định ADN xác định người chồng không phải là cha đẻ). Nếu người cha thực tế có yêu cầu nhận con thì kết hợp giải quyết đăng ký khai sinh và nhận con theo quy định tại Điều 12 của Thông tư số 15/2015/TT-BTP (trong hồ sơ phải có văn bản thể hiện việc từ chối giải quyết của Tòa án có thẩm quyền; kết quả giám định ADN xác định mối quan hệ cha - con).

Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, về chứng cứ chứng minh cha mẹ con theo điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP đã khá cụ thể, nhằm giúp cho các cơ quan đăng ký hộ tịch áp dụng thống nhất, đảm bảo quyền lợi của trẻ em cũng như cha mẹ. Tuy nhiên đối với những trường hợp không có điều kiện để có được những chứng cứ theo pháp luật quy định để chứng minh cha, mẹ, con thì để đảm bảo quyền lợi của các bên, nhất là quyền khai sinh của trẻ em, đề nghị địa phương vận dụng quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP cho phép cha mẹ của trẻ em nộp văn bản cam đoan về việc trẻ em đó là con chung của hai người, đồng thời phải có người thân thích của cha mẹ đứng ra làm chứng. Công chức tư pháp - hộ tịch phải trực tiếp kiểm tra, xác minh bảo đảm việc nhận cha, mẹ, con là đúng thực tế, tránh trường hợp lợi dụng việc nhận cha, mẹ, con để trục lợi.

Thẩm quyền thay đổi, cải chính liên quan đến Giấy chứng nhận kết hôn?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, đối với Giấy chứng nhận kết hôn, nội dung cải chính là các thông tin hộ tịch của một trong hai bên hoặc của cả vợ (từ đủ 18 tuổi trở lên) và chồng (từ đủ 20 tuổi trở lên). Do đó, thẩm quyền giải quyết thay đổi, cải chính hộ tịch trong Giấy chứng nhận kết hôn thuộc UBND cấp huyện.

Việc bổ sung ngày, tháng sinh trong trường hợp thông tin về ngày sinh trong Giấy khai sinh cũng như các giấy tờ cá nhân là ngày 29, 30 tháng 02 thì thực hiện như thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nếu người yêu cầu biết thông tin về ngày, tháng sinh của mình thì cho người đó lập văn bản cam đoan để xác định ngày, tháng sinh theo văn bản cam đoan. Trường hợp người có yêu cầu không nhớ ngày, tháng sinh thì vận dụng quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại khoản 2 Điều 22 Thông tư số 15/2015/TT-BTP để xác định ngày, tháng sinh (nếu không xác định được ngày sinh thì ngày đầu tiên của tháng sinh; nếu không xác định được ngày tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh.

Về cải chính quê quán trong Giấy khai sinh, Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định về việc cải chính quê quán trong Giấy khai sinh

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, pháp luật về hộ tịch hiện hành chưa có quy định về việc thay đổi quê quán, bổ sung quê quán, kể cả các trường hợp là trẻ con ngoài giá thú đã xác định quê quán theo mẹ, sau đó được làm thủ tục cha nhận con. Do vậy, trong trường hợp cụ thể, nếu người dân yêu cầu, để đảm bảo quyền lợi của trẻ em, đề nghị vận dụng quy định của pháp luật về thay đổi hộ tịch để giải quyết yêu cầu thay đổi quê quán trong Giấy khai sinh cho trẻ.

Đối với thủ tục thay đổi, cải chính hộ tịch thì thẩm quyền thuộc UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân.

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì: “Đối với việc đăng ký hộ tịch phải tiến hành xác minh theo quy định của Luật Hộ tịch và Nghị định này thì thời gian gửi văn bản yêu cầu và thời gian trả lời kết quả không tính vào thời gian giải quyết việc hộ tịch”; khoản 1 Điều 4, Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định: Đối với việc đăng ký hộ tịch phải gửi văn bản đề nghị xác minh theo quy định của Luật hộ tịch, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và Thông tư này, nếu quá thời hạn mà không nhận được văn bản trả lời kết quả xác minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung cần xác minh. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan của mình.

Trường hợp có sự sai lệch thông tin giữa Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch thì căn cứ vào loại giấy tờ nào để thực hiện việc cải chính

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, sau khi công chức tư pháp xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch trong Sổ hộ tịch, hoặc trong Giấy khai sinh thì: nếu Sổ hộ tịch sai thì cải chính sổ hộ tịch, nếu bản chính Giấy khai sinh sai thì cải chính bản chính Giấy khai sinh; nếu cả Sổ hộ tịch và bản chính khai sinh đều sai thì cải chính trong sổ hộ tịch, đồng thời ghi chú vào mặt sau bản chính Giấy khai sinh.

Bản chính giấy khai sinh đã có họ, tên chính thức, sau đó vì lý do khách quan hay chủ quan, người dân yêu cầu được thay đổi chữ đệm hay tên thì có được xem xét để thay đổi không?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại Điều 28 cho phép các trường hợp (từ điểm a đến điểm e) sau khi đã đăng ký khai sinh, nếu cá nhân có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi tên khi có lý do chính đáng thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, giải quyết, không phụ thuộc vào Tờ khai đăng ký khai sinh của công dân.