Language:
Quy định về giải quyết việc nuôi con khi ly hôn
15/04/2025
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia định quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Theo đó, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Bên cạnh đó, tại Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao quy định chi tiết việc giải quyết việc nuôi con khi ly hôn quy định tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình. Cụ thể:

Khi xem xét “quyền lợi về mọi mặt của con” quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình phải đánh giá khách quan, toàn diện các tiêu chí sau đây:

- Điều kiện, khả năng của cha, mẹ trong việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bao gồm cả khả năng bảo vệ con khỏi bị xâm hại, bóc lột;

- Quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, được duy trì mối quan hệ với người cha, mẹ không trực tiếp nuôi;

- Sự gắn bó, thân thiết của con với cha, mẹ;

- Sự quan tâm của cha, mẹ đối với con;

- Bảo đảm sự ổn định, hạn chế sự xáo trộn môi trường sống, giáo dục của con;

- Nguyện vọng của con được ở cùng với anh, chị, em (nếu có) để bảo đảm ổn định tâm lý và tình cảm của con;

- Nguyện vọng của con được sống chung với cha hoặc mẹ.

Lưu ý: Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình và khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng Dân sự phải bảo đảm các yêu cầu sau đây: Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình; Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con; Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con.

Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình là trường hợp người mẹ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bị bệnh nặng khác mà không thể tự chăm sóc bản thân hoặc không thể trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Ví dụ: Trường hợp người mẹ bị đột quỵ và liệt nửa người, không còn khả năng đi lại thì Tòa án không giao con dưới 36 tháng tuổi cho người mẹ trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Có thu nhập mỗi tháng thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người mẹ đang cư trú và không có tài sản nào khác để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

- Người mẹ không có điều kiện về thời gian tối thiểu để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Trường hợp điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của người cha không tốt hơn điều kiện của người mẹ hướng dẫn tại khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP thì Tòa án quyết định giao con cho mẹ trực tiếp nuôi.

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338

Tags
Quy định về giải quyết việc nuôi con khi ly hôn Giải quyết việc nuôi con khi ly hôn Xét điều kiện nuôi con khi ly hôn Xét quyền lợi về mọi mặt của con Người mẹ không đủ điều kiện nuôi con ly hôn ly hôn đơn phương Ly hôn thuận tình Thủ tục ly hôn tranh chấp con chung Cấp dưỡng cho con chung Dịch vụ ly hôn nhanh Ly hôn nhanh đơn ly hôn Căn cứ tranh chấp con Yêu cầu tranh chấp con chung Con dưới 36 tháng tuổi Con trên 7 tuổi Giao con chung Tư vấn ly hôn Hồ sơ ly hôn Cần tìm luật sư Công ty luật Dịch vụ luật sư Dịch vụ luật sư uy tín Dịch vụ pháp lý Danh sách luật sư Hà Nội Danh bạ luật sư Đoàn luật sư Hà Nội Liên đoàn luật sư Việt Nam Nhanchinh.vn Tư vấn luật Tư vấn pháp luật Trợ giúp pháp lý Tìm luật sư Tìm luật sư giỏi Văn phòng Luật sư Nhân Chính Văn phòng luật sư Văn phòng luật sư uy tín Văn phòng luật sư gần nhất Văn phòng luật sư Hà Nội Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội luật sư Đồng luật sư nguyễn văn đồng luật sư khuyên luật sư hà thị khuyên Luật Nhân Chính Luật sư Nhân Chính Lawyer luật sư luật sư giỏi Luật sư tại Hà Nội Luật sư uy tín Luật sư nổi tiếng Luật sư giỏi Hà Nội Luật sư Hà Nội luật sư việt nam luật sư tranh tụng Luật sư tố tụng Luật sư tư vấn luật sư bào chữa Luật sư hình sự Luật sư dân sự Luật sư đất đai Luật sư tư vấn đất đai Luật sư nhà đất Luật sư thừa kế Luật sư Ly hôn Luật sư thu hồi đất Luật sư thu hồi nợ Luật sư doanh nghiệp Luật sư sở hữu trí tuệ luật sư lao động Luật sư Hải Phòng Luật sư Phú Thọ Luật sư Quảng Ninh Luật sư Bắc Ninh Luật sư Ninh Bình Luật sư Hưng Yên Luật sư Tuyên Quang Luật sư Lào Cai Luật sư Sơn La Luật sư Lai Châu Luật sư Điện Biên Luật sư Lạng Sơn Luật sư Thái Nguyên Luật sư Cao Bằng Luật sư Thanh Hóa Luật sư Nghệ An Luật sư Hà Tĩnh Luật sư Quảng Trị Luật sư Thừa Thiên Huế Luật sư Đà Nẵng Luật sư Quảng Ngãi Luật sư Gia Lai Luật sư Đắk Lắk Luật sư Khánh Hòa Luật sư Lâm Đồng Luật sư Đồng Nai Luật sư Tây Ninh Luật sư Cần Thơ Luật sư An Giang Luật sư Đồng Tháp Luật sư Cà Mau Luật sư Vĩnh Long Luật sư Tiền Giang Luật sư Sài Gòn Luật sư Hồ Chí Minh 0983951338 0936683699