Language:

Hướng dẫn - Giải đáp

Đăng ký khai tử cho người dân thường trú tại địa phương, chết tại địa phương, UBND xã phải làm cùng lúc 02 việc là cấp giấy chứng tử và đăng ký khai tử

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nếu người chết bình thường do già yếu tại địa phương mình (nơi cư trú cuối cùng) thì căn cứ vào khai báo của người thân thích để thực hiện đăng ký khai tử và cấp Trích lục khai tử, không cần cấp Giấy báo tử. Nếu người đó chết tại địa phương do ốm đau, bệnh tật, tai nạn…thì phải có Biên bản xác nhận của cơ quan y tế, cơ quan công an về thời gian chết, nguyên nhân chết.

Trường hợp chết do bị tai nạn giao thông, khi người thân đi khai tử chỉ cung cấp được biên bản bàn giao tử thi có đóng dấu treo, không phải văn bản xác nhận, thì có làm khai tử được không?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trường hợp văn bản của cơ quan công an (bao gồm cả Biên bản giao, nhận thi thể) có đủ thông tin về người chết như: Họ, chữ đệm, tên, năm sinh của người chết; nơi chết; nguyên nhân chết; giờ, ngày, tháng, năm chết; giấy tờ tùy thân của người chết cũng có giá trị thay thế Giấy báo tử, cơ quan đăng ký hộ tịch vận dụng, thực hiện một cách linh hoạt xem xét, thực hiện đăng ký khai tử cho người dân.

Người phạm tội "thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự chỉ được coi là một tình tiết giảm nhẹ

Vướng mắc: Thời gian qua, Tòa án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Tòa án về việc khó khăn, vướng mắc trong áp dụng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật, Tòa án nhân dân tối cao có ý kiến như sau.

Đề nghị hướng dẫn cách ghi họ, chữ đệm, tên cha mẹ trong Giấy khai sinh con?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo hướng dẫn tại Công văn số 1005/HTQTCT-HT ngày 06/7/2016 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp thì khi đăng ký khai sinh cho trẻ em, các thông tin của cha, mẹ trong trong hồ sơ (giấy tờ tùy thân, Giấy chứng nhận kết hôn) phải thống nhất.

Thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ tại trại giam được thực hiện như thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ được sinh ta tại trại giam được thực hiện theo nơi cư trú của người mẹ - Thuộc UBND cấp xã nơi có trại giam. “Nơi sinh” được ghi theo địa danh hành chính nơi trẻ sinh ra (ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp xã, huyện, tỉnh).

Nam nữ sống với nhau như vợ chồng có con nhưng không đăng ký kết hôn, một thời gian sau người mẹ bỏ đi khi chưa làm giấy khai sinh cho trẻ. Vậy làm giấy khai sinh cho trẻ thế nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trong vướng mắc UBND xã Lộc Thủy, Lộc Trì chưa nói rõ cháu bé hiện đang sinh sống với ai, nếu cháu bé đang sinh sống với người cha, thì theo khoản 1 Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định: “Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong Tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con.

Trường hợp người dân vẫn mong muốn đặt tên con theo niên hiệu thứ bậc đã tồn tại trước đây

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, ngày 26 tháng 6 năm 2017, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực – Bộ Tư pháp đã có Công văn số 611/HTQTCT-HT hướng dẫn về việc xác định họ cho trẻ em đối với một số trường hợp đăng ký khai sinh liên quan đến việc xác định họ theo dòng họ Nguyễn Phước Tộc, cụ thể: “Việc xác định họ cho con được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Bộ Luật dân sự năm 2015: “Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha, mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán”.

Việc xác định địa danh làng xã chế độ cũ của một số trường hợp cha mẹ đã đăng ký, hiện nay là phường, xã nào, đăng ký khai sinh trước đây ở tỉnh khác

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo hướng dẫn tại Công văn số 1024/HTQTCT-HT ngày 13/7/2016 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp thì: “Trường hợp không xác định được UBND xã nào đã tiếp nhận bàn giao công tác đăng ký, quản lý hộ tịch của công dân trước đây hoặc không còn lưu giữ được Sổ hộ tịch, thì cho phép công dân lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân của mình trước đây và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung cam đoan đó”.