Language:

Hướng dẫn - Giải đáp

Thu giữ được chất ma túy tổng hợp, có chứa nhiều loại chất ma túy khác nhau và theo quy định các chất ma túy này bị xử lý ở các điểm khác nhau, thì có phải giám định hàm lượng hay không?

Vướng mắc: Trường hợp thu giữ được chất ma túy tổng hợp (dạng viên nén), bên trong có chứa nhiều loại chất ma túy khác nhau và theo quy định của Bộ luật Hình sự các chất ma túy này bị xử lý ở các điểm khác nhau (Ví dụ: chất thu giữ được là ma túy tổng hợp có chứa MDMA, Methamphetamine và Methylphenidate, trong đó MDMA, Methamphetamine được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 249, Methylphenidate là ma túy thể rắn được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 249), thì có phải giám định hàm lượng để phân tách khối lượng từng loại chất ma túy làm căn cứ xử lý trách nhiệm hình sự hay không?

Tình tiết “đối với 02 người trở lên” của Tội mua bán trái phép chất ma túy, là trong 01 lần phạm tội với 02 người trở lên hay bao gồm cả phạm tội từ 02 lần trở lên nhưng mỗi lần là 01 người?

Vướng mắc: Tình tiết “đối với 02 người trở lên” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy) của Bộ luật Hình sự được hiểu là trong 01 lần phạm tội với 02 người trở lên hay bao gồm cả phạm tội từ 02 lần trở lên nhưng mỗi lần là 01 người khác nhau? Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.

Rủ nhau sử dụng trái phép chất ma túy thì có được xác định là rủ rê, dụ dỗ người khác sử dụng trái phép chất ma túy để xử lý hình sự theo quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự hay không?

Vướng mắc: Trường hợp rủ nhau sử dụng trái phép chất ma túy thì có được xác định là rủ rê, dụ dỗ người khác sử dụng trái phép chất ma túy để xử lý hình sự theo quy định tại Điều 258 của Bộ luật Hình sự hay không? Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.

Hành vi đưa ma túy cho người khác sử dụng, nhưng không phát hiện có người chỉ huy, phân công, điều hành đối tượng để đưa ma túy cho người khác sử dụng. Thì xử lý thể nào?

Vướng mắc: Đối tượng có hành vi đưa ma túy cho người khác sử dụng, nhưng không phát hiện có người chỉ huy, phân công, điều hành đối tượng để đưa ma túy cho người khác sử dụng. Vậy trường hợp này có xử lý đối tượng là người trực tiếp đã cung cấp ma túy cho người khác về tội “Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy” hay không?

Trong vụ án ly hôn, do đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nên Tòa án đưa vụ án ra xét xử và ra bản án sơ thẩm. Quyết định về án phí ra sao?

Vướng mắc: Trong vụ án hôn nhân và gia đình, trước khi mở phiên tòa xét xử, đương sự tự nguyện ly hôn nhưng không thỏa thuận được về con chung và tài sản chung. Do đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nên Tòa án quyết định đưa vụ án ra xét xử và ra bản án sơ thẩm. Trường hợp này, Tòa án phải quyết định về án phí như thế nào?

Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự và xử lý tiền tạm ứng án phí đối với 20 chỉ vàng như thế nào?

Vướng mắc: Trường hợp A kiện đòi B trả số tiền là 10.000.000 đồng và 20 chỉ vàng. Khi Tòa án tiến hành hòa giải, A chỉ yêu cầu B trả 10.000.000 đồng, đối với 20 chỉ vàng A không yêu cầu B trả. Như vậy, Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự và xử lý tiền tạm ứng án phí đối với 20 chỉ vàng như thế nào?

Tòa án tiến hành xác minh tại địa phương thì bị đơn đã đi khỏi nơi cư trú 06 tháng trước. Trong trường hợp này, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay tiếp tục giải quyết vụ án?

Vướng mắc: Người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ ghi trong giao dịch, hợp đồng bằng văn bản thì Tòa án có phải yêu cầu bổ sung văn bản xác minh nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mới thụ lý vụ án không? Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án không thể tống đạt được văn bản tố tụng cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo địa chỉ ghi trong giao dịch, hợp đồng do nguyên đơn cung cấp. Tòa án tiến hành xác minh tại địa phương thì bị đơn đã đi khỏi nơi cư trú 06 tháng trước. Trong trường hợp này, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hay tiếp tục giải quyết vụ án?

Tòa án có ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với phần yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đã rút không và xử lý tiền tạm ứng án phí như thế nào?

Vướng mắc: Trong vụ án dân sự, bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Sau đó, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn xin rút một phần yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập. Tòa án có ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với phần yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đã rút không và xử lý tiền tạm ứng án phí như thế nào?