Language:

Hướng dẫn - Giải đáp

Đối với các loại hợp đồng thuê nhà, thuê tài sản, hợp đồng vay tài sản của các cá nhân, tập thể với nhau, thì có áp dụng thời hiệu khởi kiện tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 không?

Vướng mắc: Đối với các loại hợp đồng dân sự như hợp đồng thuê nhà, thuê tài sản, hợp đồng vay tài sản của các cá nhân, tập thể với nhau (không phải là hợp đồng tín dụng) thì có áp dụng thời hiệu khởi kiện như quy định tại Điều 429 của Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/08/2021 của Tòa án Nhân dân Tối cao giải đáp một số vướng mắc trong xét xử.

Ngân hàng khởi kiện yêu cầu đương sự trả nợ, đương sự có được quyền yêu cầu áp dụng quy định về thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc không?

Vướng mắc: Ông A vay của Ngân hàng 01 tỷ đồng, thời hạn vay 01 tháng kể từ ngày 02-01-2017, lãi suất 2% tháng. Sau thời hạn 01 tháng ông A không trả được nợ gốc và lãi. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày 03-02-2017 đến ngày 03-02-2020, Ngân hàng không khởi kiện yêu cầu ông A trả nợ. Đến nay, Ngân hàng khởi kiện yêu cầu ông A trả nợ thì ông A có được quyền yêu cầu áp dụng quy định về thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc hay không?

Giao dịch thế chấp tại Ngân hàng có bị vô hiệu không? Nếu vô hiệu thì có trái với mục 1 Phần II của Công văn số 64-TANDTC-PC ngày 03-4-2019 của Tòa án nhân dân tối cao?

Vướng mắc: Nhà đất thuộc quyền sở hữu của vợ chồng ông A, bà B. Ông A làm giả chữ ký của bà B để chuyển nhượng nhà đất cho C (việc giả chữ ký đã được chứng minh thông qua việc giám định). Sau khi chuyển nhượng, ông A, bà B vẫn chiếm hữu, sử dụng nhà đất. Sau đó, C dùng tài sản này để thế chấp khoản vay tại Ngân hàng. Vậy, giao dịch thế chấp tại Ngân hàng có bị vô hiệu không? Nếu vô hiệu thì có trái với mục 1 Phần II của Công văn số 64/TANDTC-PC ngày 03-4-2019 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc về hình sự, dân sự, tố tụng hành chính (sau đây gọi tắt là Công văn số 64/TANDTC-PC) không?

Thẩm quyền tổng hợp hình phạt của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều 56 của Bộ luật Hình sự được thực hiện như thế nào?

Vướng mắc: Thẩm quyền tổng hợp hình phạt của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều 56 của Bộ luật Hình sự được thực hiện như thế nào? Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/08/2021 của Tòa án Nhân dân Tối cao giải đáp một số vướng mắc trong xét xử. Thẩm quyền tổng hợp hình phạt của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều 56 của Bộ luật Hình sự.

Thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo bị tạm giam nên HĐXX đã tuyên bố trả tự do cho bị cáo tại phiêntòa. Vậy, Tòa án có phải ra quyết định thi hành án phạt tù không?

Vướng mắc: Do thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời gian bị cáo đã bị tạm giam nên Hội đồng xét xử đã tuyên bố trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên tòa. Trường hợp này, Tòa án có phải ra quyết định thi hành án phạt tù đối với người bị kết án không? Công văn 02/TANDTC-PC ngày 02/08/2021 của Tòa án Nhân dân Tối cao giải đáp một số vướng mắc trong xét xử.

Vi phạm về thời hạn ra quyết định Truy tố bị can và thời hạn giao cáo trạng hoặc có dấu hiệu sửa chữa ngày ghi biên bản giao nhận hồ sơ vụ án từ Cơ quan điều tra sang Viện kiểm sát?

Vướng mắc: Trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp vi phạm về thời hạn ra quyết định truy tố bị can và thời hạn giao cáo trạng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 240 của Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc có dấu hiệu sửa chữa ngày ghi biên bản giao nhận hồ sơ vụ án từ cơ quan điều tra sang Viện kiểm sát để phù hợp với thời hạn luật định. Vậy Tòa án có trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không?

Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy?

Vướng mắc: A là người đi mua ma túy về (B không biết A mua ma túy). Sau đó A và B đến nhà C chơi. Khi đến nhà C, A mới bỏ ma túy ra và bảo “ai chơi thì chơi”. Lúc này cả 03 người cùng sử dụng ma túy, sau đó D đến nhà C và thấy ma túy trên bàn nên đã tự lấy sử dụng. A, B, C và D đều là người nghiện ma túy. Vậy A có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy hay không?

Người nghiện ma túy cho người nghiện ma túy khác thuê, mượn địa điểm, chứa chấp, sử dụng chất ma túy thì có bị xử lý hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không?

Vướng mắc: Người nghiện ma túy cho người nghiện ma túy khác thuê, mượn địa điểm hoặc có hành vi khác để chứa chấp người nghiện ma túy cùng sử dụng trái phép chất ma túy thì có bị xử lý hình sự về tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại Điều 256 của Bộ luật Hình sự hay không?