Language:

Nghiên cứu - Trao đổi

Người cao tuổi được miễn nộp tạm ứng án phí, án phí ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 nêu trên “trong đó có người cao tuổi” được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết. Cần lưu ý là để người cao tuổi được miễn tạm ứng án phí, án phí, lệ phí tòa án, thì người cao tuổi cần làm đơn đề nghị gửi tòa án có thẩm quyền, kèm các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường học được miễn.

Đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài, khi về Việt Nam có phải đăng ký lại?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khi một công dân Việt Nam đã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn ở nước ngoài, mà muốn được công nhận ở Việt Nam, thì phải thực hiện thủ tục ghi vào sổ hộ tịch, mà không phải đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Để được công nhận việc kết hôn đã thực hiện ở nước ngoài tại Việt Nam, công dân Việt Nam cần đến trực tiếp hoặc nộp qua bưu điện những giấy tờ, tài liệu kể trên đến UBND cấp huyện nơi mình sinh sống ở Việt Nam để thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn.

Giấy tờ nhà đất chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào tài sản riêng?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) có thể đứng tên một người hoặc nhiều người, trong đó tất cả những người có tên trong sổ đỏ sẽ có quyền đối với nhà đất giống nhau. Trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì về nguyên tắc vợ chồng sẽ cùng đứng tên trên sổ đỏ. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc để một bên vợ hoặc chồng đứng tên trên Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, việc thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản (có công chứng chứng thực).

Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Theo đó, ciệc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ: Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Cha mẹ tặng cho con dưới 18 tuổi quyền sử dụng đất được không?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, người chưa đủ 18 tuổi đều không thể tự mình giao dịch bất động sản được. Đối với trường hợp con mới 11 tuổi giao dịch liên quan đến bất động sản cần phải có người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện giao dịch đó. Dù bị giới hạn về việc cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên, nhưng không có quy định cấm việc con chưa thành niên không được phép đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên người dưới 18 tuổi vẫn có quyền được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Những điểm mới của Luật Căn cước năm 2023

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, ngày 27/11/2023 Quốc hội thông qua Luật Căn cước năm 2023. Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2024, Luật căn cước có những điểm mới như: Đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ căn cước; bỏ thông tin về quê quán, vân tay và đặc điểm nhận dạng trên thẻ Căn cước; mỗi công dân Việt Nam được được cấp 01 căn cước điện tử; bỏ CMND từ ngày 01/01/2025…

Bồi thường thiệt hại về tài sản, chi phí đầu tư vào đất theo Luật Đất đai năm 2024

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khi nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất ngoài được được bồi thường về quyền sử dụng đất, còn sẽ được bồi thường về nhà, nhà ở, công trình dây xựng gắn liền với đất; bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi; bồi thường chi phí di chuyển tài sản... Người sử dụng đất cần nắm được các quy định này để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị xử lý ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định người sử dụng đất phải sử dụng đất đúng mục đích. Vì thế hành vi xây nhà, công trình khác trên đất nông nghiệp là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp tháo dỡ theo quy định. Tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu khi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Theo đó, tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, tùy vào từng loại đất nông nghiệp cụ thể và diện tích bị chuyển sang đất ở trái phép (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp) sẽ bị phạt tiền với các mức phạt khác nhau, đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (phải phá dỡ nhà ở), nộp lại số lợi ích có được do hành vi vi phạm.