Language:

Phổ biến pháp luật

Tội chống mệnh lệnh (Điều 394)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội Tội chống mệnh lệnh xâm phạm đến quan hệ chỉ huy, phục tùng trong quân đội. Tội chống mệnh lệnh là hành vi của cấp dưới trong quân đội, từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền, quy định tại Điều 26 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam về trách nhiệm của sĩ quan.

Hoàn thành nghĩa vụ trong trường hợp bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ (Điều 374)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 374 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc hoàn thành nghĩa vụ trong trường hợp bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ. Theo đó, khi bên có quyền chậm tiếp nhận đối tượng của nghĩa vụ là tài sản thì nghĩa vụ hoàn thành tại thời điểm tài sản đã được gửi giữ tại nơi nhận gửi giữ theo quy định tại khoản 2 Điều 355 của Bộ luật này.

Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật (Điều 393)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội phạm này xâm phạm đến quan hệ chỉ huy, phục tùng trong quân đội. Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là hành vi của người chỉ huy trong quân đội, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình yêu cầu cấp dưới thực hiện mệnh lệnh trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 27 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam quy định rõ trách nhiệm của sĩ quan.

Hoàn thành nghĩa vụ (Điều 373)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 373 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc hoàn thành nghĩa vụ. Theo đó, nghĩa vụ được hoàn thành khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ nhưng phần còn lại được bên có quyền cho miễn thực hiện.

Những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (Điều 392)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu xâm phạm các quan hệ xã hội phát sinh trong quân đội giữa các quân nhân với nhau và giữa các quân nhân với những người không phải quân nhân khi họ thực hiện nhiệm vụ quân sự, huấn luyện quân sự, phối thuộc chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân quy định tại Điều 392 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đối với vụ án đánh bạc, Tòa án căn cứ vào tổng số tiền thu được hay số tiền mỗi bị cáo dùng đánh bạc để xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đối với mỗi bị cáo.

Vướng mắc: Đối với vụ án đánh bạc, Tòa án căn cứ vào tổng số tiền thu được hay số tiền mỗi bị cáo dùng đánh bạc để xem xét trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt đối với mỗi bị cáo. Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.

Bị cáo có đủ điều kiện được hưởng án treo nhưng trong hồ sơ thể hiện bị cáo còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử hoặc đang bị xử lý trong vụ án khác, thì có được hưởng án treo không?

Vướng mắc: Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15-5-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không quy định không cho hưởng án treo đối với trường hợp người phạm tội đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác hoặc người phạm tội họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác. Như vậy, trường hợp bị cáo có đủ điều kiện được hưởng án treo nhưng trong hồ sơ thể hiện bị cáo còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong vụ án khác thì có được hưởng án treo không?

Hành vi phạm tội xảy ra trước thời điểm 0 giờ 00 phút ngày 01-01-2018, mà sau thời điểm này mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử. Khi xét cho hướng án treo theo quy định nào?

Vướng mắc: Người có hành vi phạm tội xảy ra trước thời điểm 0 giờ 00 phút ngày 01-01-2018 (ngày Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành) mà sau thời điểm này mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì khi xem xét cho hướng án treo, Tòa án căn cứ vào hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP hay Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP?