Language:

Phổ biến pháp luật

Hành vi buôn bán pháo nổ đã bị kết án về tội buôn bán hàng cấm theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 1999. Theo quy định Bộ luật Hình sự 2015 có được xem xét miễn toàn bộ hình phạt hay không?

Vướng mắc: Người có hành vi buôn bán pháo nổ đã bị kết án về tội buôn bán hàng cấm theo quy định tại Điều 155 của Bộ luật Hình sự năm 1999 (bản án có hiệu lực pháp luật trước ngày 01-7-2015) chưa chấp hành hình phạt tù có thời hạn, hiện đang được hoãn thi hành án. Hiện nay Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã quy định pháo nổ là hàng cấm thì người này có được xem xét miễn toàn bộ hình phạt hay không?

Khoản 1 Điều 264 quy định Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Vậy “người khác” trong quy định này được hiểu là người nào?

Vướng mắc: Khoản 1 Điều 264 (Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ) của Bộ luật Hình sự. Vậy người khác trong quy định này được hiểu là người nào? Có bao gồm người được giao điều khiển phương tiện giao thông hay không? Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.

Đối tượng bị bắt quả tang bán ma túy, qua điều tra thu được một lượng ma túy khác cất giấu trong nhà, đối tượng khai vừa để sử dụng vừa để bán, trường hợp này xử lý ra sao?

Vướng mắc: Trường hợp đối tượng bị bắt quả tang bán ma túy. Qua điều tra thu được một lượng ma túy khác mà đối tượng này cất giấu trong nhà, đối tượng khai vừa để sử dụng vừa để bán thì xử lý đối tượng này về tội mua bán trái phép chất ma túy hay tội tàng trữ trái phép chất ma túy? Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.

Thi hành án dân sự sẽ trả tiền cho các bị hại trong vụ án lừa đảo tại Công ty Alibaba ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên thuộc Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) phân tích, theo quy định pháp luật tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự thì thời hiệu yêu cầu thi hành án là 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Trong vụ án này các bị hại phải có đơn đề nghị thi hành án để làm căn cứ giải quyết.

Căn cứ chấm dứt nghĩa vụ (Điều 372)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 372 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về căn cứ chấm dứt nghĩa vụ. Theo đó, nghĩa vụ chấm dứt trong trường hợp sau đây: Nghĩa vụ được hoàn thành; theo thỏa thuận của các bên; bên có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ; nghĩa vụ được thay thế bằng nghĩa vụ khác; nghĩa vụ được bù trừ; bên có quyền và bên có nghĩa vụ hòa nhập làm một; thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ đã hết; bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; bên có quyền là cá nhân chết mà quyền yêu cầu không thuộc di sản thừa kế hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà quyền yêu cầu không được chuyển giao cho pháp nhân khác; vật đặc định là đối tượng của nghĩa vụ không còn và được thay thế bằng nghĩa vụ khác; trường hợp khác do luật quy định.

Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp (Điều 391)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp xâm phạm đến hoạt động xét xử của tòa án và sự đúng đắn, nghiêm trang của phiên tòa hay phiên họp xét xử một vụ án hoặc vụ việc. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp quy định tại Điều 391 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm (Điều 371)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 371 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chuyển giao nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm. Theo đó, trường hợp nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tội không tố giác tội phạm (Điều 390)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội không tố giác tội phạm xâm phạm trực tiếp đến hoạt động của cơ quan tố tụng, đến hoạt động, đến công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, có thể gây ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội không tố giác tội phạm quy định tại Điều 390 Bộ luật Hình sự năm 2015.