Language:

Phổ biến pháp luật

Chuyển giao nghĩa vụ (Điều 370)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 370 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chuyển giao nghĩa vụ. Theo đó, bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ.

Tội che giấu tội phạm (Điều 389)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội che giấu tội phạm xâm phạm trực tiếp đến hoạt động của cơ quan tố tụng, đến hoạt động, đến công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, có thể gây ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội che giấu tội phạm quy định tại Điều 389 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Quyền từ chối của bên có nghĩa vụ (Điều 369)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 369 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định quyền từ chối của bên có nghĩa vụ. Theo đó, trường hợp bên có nghĩa vụ không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu và người thế quyền không chứng minh về tính xác thực của việc chuyển giao quyền yêu cầu thì bên có nghĩa vụ có quyền từ chối việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thế quyền. Trường hợp bên có nghĩa vụ do không được thông báo về việc chuyển giao quyền yêu cầu mà đã thực hiện nghĩa vụ đối với người chuyển giao quyền yêu cầu thì người thế quyền không được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình.

Tội vi phạm quy định về giam giữ (Điều 388)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội vi phạm quy định về giam giữ xâm phạm trực tiếp đến hoạt động của cơ quan tố tụng; đến công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, có thể gây ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội vi phạm quy định về giam giữ quy định tại Điều 388 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Do hàng hóa buôn lậu đã tiêu thụ hết, nên không định giá được. Cơ quan tố tụng đã sử dụng kết luận của cơ quan chuyên môn để xem xét trách nhiệm của bị cáo có đúng không?

Vướng mắc: Đối với tội buôn lậu, do hàng hóa buôn lậu đã tiêu thụ hết không thể thu hồi nên không định giá được. Trường hợp này, cơ quan tiến hành tố tụng đã sử dụng kết luận của Cơ quan chuyên môn để kết luận giá trị hàng hóa làm căn cứ xem xét trách nhiệm của bị cáo có đúng không? Công văn số 89/TANDTC-PC ngày 30/6/2020 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.

Đối tượng bị bắt quả tang bán ma túy, qua điều tra thu được một lượng ma túy khác mà đối tượng này cất giấu trong nhà, đối tượng khai vừa để sử dụng vừa để bán, thì xử lý ra sao?

Vướng mắc: Trường hợp đối tượng bị bắt quả tang bán ma túy. Qua điều tra thu được một lượng ma túy khác mà đối tượng này cất giấu trong nhà, đối tượng khai vừa để sử dụng vừa để bán thì xử lý đối tượng này về tội mua bán trái phép chất ma túy hay tội tàng trữ trái phép chất ma túy?

Thu được 02 chất ma túy trở lên, nhưng đều được quy định trong một điểm của điều luật, thì có cộng tổng các chất ma túy và xử lý theo điểm đó hay xử lý theo điểm “có 02 chất ma túy trở lên”?

Vướng mắc: Trường hợp thu được 02 chất ma túy trở lên, nhưng đều được quy định trong một điểm của điều luật (ví dụ Heroine và MDMA) thì có cộng tổng các chất ma túy và xử lý theo điểm đó hay xử lý theo điểm “có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ… khoản này”?

Các đối tượng đã trộn ma túy ở thể rắn vào chất rắn khác, sau đó dập thành viên nén để bán, giám định là chất ma túy nhưng hàm lượng ma túy thấp, thì cần dựa vào căn cứ nào để xử lý?

Vướng mắc: Trong vụ án mua bán trái phép chất ma túy, các đối tượng đã trộn ma túy ở thể rắn vào chất rắn khác, sau đó dập thành viên nén để bán. Qua giám định xác định chất thu giữ là chất ma túy nhưng hàm lượng ma túy thấp. Trường hợp này để xử lý hình sự thì căn cứ vào khối lượng chất thu giữ hay phải giám định hàm lượng để xác định khối lượng ma túy trong chất thu giữ.