Language:

Phổ biến pháp luật

Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, vi phạm chế độ một vợ, một chồng được quy định là hành vi của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người có có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ.

Hơn 20 ô tô bị chọc thủng lốp khi đỗ trên vỉa hè Hà Nội, trách nhiệm pháp lý ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cho biết, đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự, gây bức xúc trong dư luận cần lên án mạnh mẽ. Pháp luật có chế tài abor vệ tài sản của cá nhân, tổ chức; mọi hành vi cố ý hay vô ý gây thiệt hại đến tài sản của người khác tùy tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi đều phải chịu những chế tài pháp lý tưng xứng.

Bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 163)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện (Điều 181)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tội phạm này quy định người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Chịu rủi ro về tài sản (Điều 162)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, chủ thể của tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản quy định tại tất cả các khoản 1 và 2 Điều 180 Bộ luật Hình sự năm 2015 là người từ đủ 16 tuổi trở lên có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Điều 161)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.

Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quy định là hành vi của người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vì thiếu trách nhiệm mà gây thiệt hại tài sản từ 100 triệu đồng trở lên do để tài sản bị mất mát, hư hỏng, sử dụng lãng phí.