Language:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân (Điều 199)
10/05/2023
icon-zalo

Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên

 

Tài sản do nhà nước quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân, các trường hợp tài sản thuộc về nhà nước thực chất là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, việc thuộc về nhà nước là thuộc về quyền đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý. Nhà nước với vai trò là chủ thể đặc biệt trong quan hệ dân sự, bình đẳng với các chủ thể khác và chịu trách nhiệm dân sự của mình bằng tài sản mà mình là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, trừ trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho pháp nhân theo quy định.

 

Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu có thể thực hiện vai trò kiểm soát, quản lý và điều tiết quan hệ đất đai trên cơ sở bảo đảm bình đẳng của người dân với tư cách là chủ sở hữu thật sự đối với tài nguyên đất nhằm hưởng lợi tối đa từ nguồn tài nguyên này một cách công bằng; khắc phục và hạn chế thấp nhất sự phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập từ đất đai.

 

Quyền sở hữu nhà nước, hiểu theo nghĩa khách quan theo nghĩa rộng là tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm: Xác nhận việc chiếm hữu cùa Nhà nước (gồm cả chiếm hữu pháp lý và chiếm hữu thực tế) đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu, quan trọng nhất; Quy định vê nội dung và trình tự thực hiện các quyến năng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản của Nhà nước; Xác định phạm vi, quyền hạn của các cơ quan nhà nước các doanh nghiệp do Nhà nước thành lập trong việc quản lý nghiệp vụ những tài sản do Nhà nước giao theo quy định của pháp luật để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh, quản lý hoặc hoạt động công ích.

 

Tại Điều 199 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy địn về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân. Cụ thể việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định.

 

Để sử dụng tài sản của nhân dân có hiệu quả cần phải trao quyền cho Nhà nước, cho người có thẩm quyền định đoạt tài sản của nhân dân theo quy định của pháp luật do vậy tại Điều 201 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Nhà nước là chù sở hữu đối với tài sản của chế độ sở hữu toàn dân.

 

Nhà nước giao tài sản cho các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời cho phép doanh nghiệp được thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản đó trong một phạm vị theo quy định của pháp luật. Quyền chiếm hữu, sở dụng, định đoạt của các cơ quan, doanh nghiệp của Nhà nước được gọi là quyền sở hữu hạn chế. Nhà nước thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Dân sự năm 2015.

 

Điều 199. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu toàn dân được thực hiện trong phạm vi và theo trình tự do pháp luật quy định.

 

Liên hệ tư vấn luật sư: 0936683699 - 0983951338