Language:

tài sản chung vợ chồng

Chồng trộm tiền của vợ, bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?
Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, gần đây xảy ra không ít vụ trộm cắp tài sản, mà thủ phạm không ai khác chính là người chồng lấy tài sản của vợ. Cơ quan tố tụng nhiều địa phương cũng có những cách giải quyết khác nhau, nhưng phần lớn sau khi người vợ trình báo thì người chồng bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Để người dân hiểu rõ hơn về vấn đề này, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường và Luật sư Hà Thị Khuyên sẽ phân tích sâu hơn để làm rõ về hành vi và trách nhiệm pháp lý đối với người chồng lấy tài sản của vợ.
Khi Ly hôn thì “tài sản được tặng cho” giải quyết như thế nào?
Luật sư Trịnh Văn Dũng phân tích, căn cứ theo Điều 33, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, thì tài sản chung vợ chồng gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Giấy tờ nhà đất chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào tài sản riêng?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) có thể đứng tên một người hoặc nhiều người, trong đó tất cả những người có tên trong sổ đỏ sẽ có quyền đối với nhà đất giống nhau. Trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì về nguyên tắc vợ chồng sẽ cùng đứng tên trên sổ đỏ. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc để một bên vợ hoặc chồng đứng tên trên Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, việc thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản (có công chứng chứng thực).
Chế độ tài sản chung vợ chồng
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về chế độ tài sản chung vợ chồng theo Luật Hôn nhân và Gia đình. Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 33 đến Điều 46 và từ Điều 59 đến Điều 64 của Luật này. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thực hiện theo quy định tại các điều 47, 48, 49, 50 và 59 của Luật này. Các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này được áp dụng không phụ thuộc vào chế độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn. Chính phủ quy định chi tiết về chế độ tài sản của vợ chồng.
Chồng được bố mẹ tặng cho nhà đất, vợ có được hưởng không?
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp câu hỏi chồng được bố mẹ tặng cho nhà đất, vợ có được hưởng không? Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng. Theo đó, tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật Hôn nhân và Gia đình; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Nghị định 126/2014/NĐ-CP chi tiết một số điều và thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giới thiệu Nghị định 126/2014/NĐ-CP chi tiết một số điều và thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình. Nghị định này quy định chi tiết về áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình, chế độ tài sản của vợ chồng, giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài và một số biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình. Quy định các bên không có thỏa thuận tại Khoản 1 Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình được hiểu là các bên không có thỏa thuận về áp dụng tập quán và cũng không có thỏa thuận khác về vụ, việc cần được giải quyết. Trường hợp các bên có thỏa thuận về tập quán được áp dụng thì giải quyết theo thỏa thuận đó; nếu các bên không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định tại Điều 4 của Nghị định này. Trường hợp giải quyết vụ, việc hôn nhân và gia đình có áp dụng tập quán thì thực hiện việc hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, khuyến khích sự tham gia hòa giải của người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc tôn giáo.