Language:

hợp đồng

Dịch vụ soạn thảo Hợp đồng và công chứng Hợp đồng

Hiện nay, do nhu cầu thực hiện các giao dịch hằng ngày của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ngày càng lớn, để tránh những rủi ro pháp lý và đảm bảo cho các giao dịch đúng pháp luật, các bên tham gia giao dịch đều hướng tới một thỏa thuận chung gọi là hợp đồng, khi soạn thảo hợp đồng các điều khoản giữa các bên tham gia hợp đồng cần phải quy định rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ nhằm hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro pháp lý về sau và phát sinh tranh chấp về sau; đặc biệt tránh hợp đồng bị vô hiệu.

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, việc giao kết hợp đồng là một sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Nội dung giao kết của hợp đồng là các quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận và cùng cam kết thực hiện.

Hợp đồng dân sự vô hiệu khi nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu do không đáp ứng về năng lực của chủ thể, ý chí chủ thể, mục đích và nội dung giao dịch thì sẽ không đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một giao dịch theo quy định pháp luật.

Soạn thảo Hợp đồng cần lưu ý các điều khoản nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng phân tích, để tránh rủi ro về sau, cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp cần mời luật sư tham gia tư vấn, đàm phán và soạn thảo hợp đồng để đảm bảo đúng quy định pháp luật.

Giải quyết tranh chấp Hợp đồng đặt cọc

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khi phát sinh tranh chấp hợp đồng đặt cọc nếu các bên không thể thương lượng, hòa giải được thì một bên có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Tranh chấp hợp đồng đặt cọc được xác định là tranh chấp dân sự quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, thuộc loại việc của tòa án nhân dân.

Những sự kiện nào được xem là sự kiện bất khả kháng?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về trường hợp bất khả kháng hay còn gọi là sự kiện bất khả kháng. Theo đó, "sự kiện bất khả kháng" là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Còn "trở ngại khách quan" là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.