Soạn thảo Hợp đồng cần lưu ý các điều khoản nào?
Luật sư Hà Thị Khuyên
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, không phải tất cả các hợp đồng giao kết đều có giá trị pháp lý và được thực hiện. Trên thực tế rất nhiều hợp đồng không đáp ứng các điều kiện của pháp luật và bị tuyên vô hiệu.
Vì vậy, để tránh rủi ro về sau, cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp cần mời luật sư tham gia tư vấn, đàm phán và soạn thảo hợp đồng để đảm bảo đúng quy định pháp luật. Bởi, việc xác định loại hợp đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi ngoài đáp ứng những điều kiện chung của hợp đồng, pháp luật còn yêu cầu những điều kiện nhất định với một số loại hợp đồng cụ thể. Do đó các bên cần xác định chính xác loại hợp đồng để đảm bảo điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo quy định pháp luật. Việc lựa chọn đúng loại hợp đồng giúp các bên xác định quyền và nghĩa vụ đối với các chủ thể, góp phần nâng cao hiệu quả quá trình điều chỉnh các quan hệ hợp đồng, đưa ra những điều khoản cụ thể và chặt chẽ hơn theo từng loại để đảm bảo quyền lợi của các bên.
Một số điều khoản cơ bản, quan trọng cần lưu khi soạn thảo Hợp đồng gồm: Hình thức hợp đồng, chủ thể ký kết hợp đồng, nội dung hợp đồng.
Nội dung hợp đồng cần lưu ý các điều khoản sau:
- Đối tượng hợp đồng.
- Giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán.
- Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.
- Các trường hợp miễn trừ nghĩa vụ, trách nhiệm.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
- Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
- Luật áp dụng và phương thức giải quyết tranh chấp
- Hiệu lực hợp đồng.
Khi soạn thảo hợp đồng, cần đảm bảo các yếu tố như:
- Về mặt hình thức của hợp đồng.
- Về mặt nội dung của hợp đồng.
- Đảm bảo đối tượng của hợp đồng là những hàng hoá mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội.
- Đảm bảo người tham gia giao dịch phải hoàn toàn tự nguyện.
- Đảm bảo người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân, năng lực hành vi dân sự của pháp nhân, đại diện cho tổ chức/pháp nhân và đại diện uỷ quyền.
Nếu soạn thảo hợp đồng có tính chặt chẽ, sẽ tránh được các rủi ro tranh chấp, rủi ro dẫn đến hợp đồng vô hiệu thuộc các trường hợp quy định tại Điều 122 đến 129, Điều 407, 408 Bộ luật dân sự năm 2015. Bởi khi hợp đồng dân sự vô hiệu sẽ phải xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu, khi đó các bên tham gia hợp đồng sẽ bị ảnh hưởng lớn về quyền lợi của mình
Cụ thể hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu do không đáp ứng về năng lực của chủ thể, ý chí chủ thể, mục đích và nội dung hợp đồng thì sẽ không đáp ứng đầy đủ các điều kiện của một giao dịch theo quy định pháp luật. Vì vậy, về nguyên tắc, hợp đồng dân sự vô hiệu do không đáp ứng về “năng lực” và “ý chí” chủ thể sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên từ thời điểm xác lập (khi hợp đồng dân sự vô hiệu, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ không được pháp luật bảo vệ). Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa xác lập hợp đồng, nếu hợp đồng chưa được thực hiện thì các bên không được thực hiện giao dịch đó. Nếu hợp đồng đã được thực hiện toàn bộ hay một phần thì các bên không được tiếp tục thực hiện hợp đồng và phải hoàn trả cho nhau những lợi ích vật chất đã nhận của nhau.
Liên hệ tư vấn và mời luật sư: 0936683699 - 0983951338