Ly hôn là chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng, do toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng. Các vụ ly hôn hiện nay có thể là ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương, ly hôn thường kéo theo những vấn đề cần giải giải quyết như: tình cảm, con chung, tài sản chung, nợ chung. Có những vụ ly hôn cả 02 vợ chồng tự thỏa thuận và thống nhất được vấn đề này, nhưng lại không tự thỏa thuận và thống nhất được vấn đề khác. Vì vậy, những vấn đề nào vợ và chồng không tự thỏa thuận - thống nhất được thì sẽ nhờ tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật. Việc mời luật sư tham gia vụ án nhằm tư vấn, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng là điều hết sức cần thiết.
tranh chấp ly hôn
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tranh chấp tài sản khi ly hôn là các tranh chấp liên quan đến tài sản nhằm xác định ai có quyền sở hữu tài sản hoặc phủ định quyền sở hữu tài sản đối với các chủ thể còn lại khi ly hôn nhân. Còn tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản; bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng cho biết, trong vụ án tranh chấp giành quyền nuôi con, đương sự muốn nuôi con thì phải chứng minh được những điều kiện cụ thể mà bản thân có thể đáp ứng cho sự phát triển tốt nhất của con. Nếu hai bên đương sự không tự thỏa thuận được về vấn đề con chung, thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định việc giao con cho một bên có điều kiện tốt nhất trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên phân tích, Ly hôn đơn phương được thực hiện theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 và thủ tục theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết vụ án còn nhiều tồn tại, vướng mắc về thủ tục, thời gian giải quyết, thẩm quyền, phân chia tài sản, quyết định người nuôi con.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn ly hôn của vợ (hoặc chồng) và sau đó ủy thác cho Tòa án địa phương nơi có trại tạm giam, trại giam mà người chồng (hoặc vợ) đang bị tạm giam, đang thi hành án để lấy lời khai, ý kiến của người này.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Theo đó, ciệc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ: Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc ly hôn có cần giấy xác nhận cư trú không? Theo quy định tại khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tại Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc “thuận tình ly hôn”. Theo đó, trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Còn tại Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc “ly hôn theo yêu cầu của một bên” (hay còn gọi là ly hôn đơn phương). Theo đó, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn cần lưu ý? Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người nuôi con. Theo đó, khi ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng xảy ra chuyện tranh giành nuôi con; cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi con trong các trường hợp như: Con chưa thành niên; con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ngoài ra, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các điều kiện tốt nhất cho con để chỉ định người được quyền nuôi con.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.