Vì sao nên mời luật sư tham gia vụ án ly hôn?
Luật sư Nguyễn Văn Đồng
Luật sư Hà Thị Khuyên
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tranh chấp tài sản khi ly hôn là các tranh chấp liên quan đến tài sản nhằm xác định ai có quyền sở hữu tài sản hoặc phủ định quyền sở hữu tài sản đối với các chủ thể còn lại khi ly hôn nhân. Còn tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản; bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
1. Tranh chấp tài sản trong vụ án ly hôn
Nguyên tắc phân chia tài sản chung trong quan hệ hôn nhân được phát sinh trong quá trình hôn nhân và cũng có trường hợp có thỏa thuận riêng. Tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất có thể phân chia, tài sản chung của vợ chồng gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân.
- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
2. Tranh chấp quyền nuôi con trong vụ án ly hôn
Vấn đề con cái là tranh chấp xảy ra phổ biến trong vụ án ly hôn. Giành quyền nuôi con nhưng phải đảm bảo các điều kiện về kinh tế cũng như đời sống tinh thần, thể chất… cho con cái là những điều kiện cần và đủ mà pháp luật đã quy định, nhằm đảm bảo cho con cái phát triển tốt nhất.
- Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con. Thỏa thuận được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyên và đảm bảo tốt nhất việc nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định pháp luật.
3. Những rủi ro pháp lý khi không có luât sư trong vụ án ly hôn
Khi các vợ, chồng ly hôn mà có tranh chấp tài sản, không tư vấn luật sư hoặc không mời luật sư tham gia giải quyết, thì có thể phát sinh các rủi ro như:
- Đưa ra các yêu cầu khi ly hôn không đầy đủ.
- Xác định không đầy đủ, không cụ thể các tài sản tranh chấp khi ly hôn (tài sản nào là tài sản chung, tài sản nào là tài sản riêng).
- Không đánh giá được tính hợp pháp trong yêu cầu về tài sản của một bên vợ hoặc chồng.
- Không ước lượng được giá trị tài sản mà mình yêu cầu khi có yêu cầu chia tài sản khi ly hôn.
- Bị gây khó dễ từ một bên (vợ hoặc chồng) trong việc cung cấp các tài liệu liên quan đến yêu cầu ly hôn.
- Không xác định được mình sẽ nên thu thập những tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh cho việc yêu cầu chia tài sản khi ly hôn (Tài liệu nào có lợi, chứng cứ nào sẽ sử dụng và giao nộp cho phía tòa án).
- Có thể sẽ bị kéo dài thời gian giải quyết (do không nắm bắt được quy trình giải quyết).
- Không am hiểu quy định pháp luật, trình tự tố tụng dẫn đến không bảo vệ tốt nhất được quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.
4. Những công việc luật sư thực hiện trong vụ án ly hôn có chấp tài sản
- Trao đổi để nắm bắt thông tin và mong muốn của khách hàng là gì.
- Yêu cầu quý khách xuất trình những tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu khởi kiện của khách hàng.
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, giúp khách hàng nắm bắt trình tự, thủ tục khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền.
- Soạn thảo đơn từ, các văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền (đơn khởi kiện, các đề xuất trong quá trình tố tụng).
- Thu thập tài liệu, chứng cứ, kiểm tra đánh giá chứng cứ - tài liệu để trình trước tòa.
- Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
- Tham gia xét hỏi và tranh luận đối đáp tại phiên tòa.
- Soạn thảo đơn kháng cáo.
Như vậy, có thể thấy được trong một vụ án giải quyết tranh chấp ly hôn, tranh chấp tài sản và giành quyền nuôi con; luật sư có quyền tham gia giải quyết vụ án từ rất sớm, vai trò của luật sư hiện hữu trong tất cả các quá trình giải quyết vụ án của tòa án, luật sư là người am hiểu quy định pháp luật và trình tự - thủ tục tố tụng nên sẽ bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của quý khách.
Liên hệ tư vấn và mời luật sư: 0936683699 - 0983951338