Language:

Bình luận Luật Hình sự

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chính là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của Nhà nước về quản lý trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích cấu thành của Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự năm 2015. Khách thể của tội phạm là trật tự quản lý kinh tế Nhà nước về quyền tác giả, tác phẩm và các quyền khác có liên quan được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 224)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý nhà nước về đầu tư công trình xây dựng và thân thể, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của con người và tổ chức có liên quan đến công trình xây dựng. Đối tượng của tội phạm là các công trình xây dựng và dự án đầu tư công trình xây dựng.

Tội thông đồng, bao che cho người nộp thuế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 223)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, điều luật quy định người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm thất thoát tiền thuế phải nộp từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, điều luật này quy định người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 221)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, chủ thể của Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng có thể là người từ đủ 16 tuổi và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đây là tội phạm đòi hỏi dấu hiệu chủ thể đặc biệt, đó là người có chức vụ, quyền hạn có thẩm quyền nhất định trong hoạt động nghề nghiệp kế toán.

Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 220)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư Hà Nội) phân tích, Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng xâm phạm chế độ quản lý Nhà nước đối với việc quản lí và sử dụng vốn đầu tư công. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành của Tội vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 220 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (Điều 219)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính cho biết, điều luật chỉ rõ người nào được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, gây thất thoát, lãng phí từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.