Language:

Bình luận Luật Hình sự

Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự (Điều 1)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự" quy định tại Điều 1 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Cơ sở của trách nhiệm hình sự (Điều 2)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật Hình sự mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Cơ sở của trách nhiệm hình sự" quy định tại Điều 2 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Nguyên tắc xử lý (Điều 3)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, nguyên tắc xử lý trong pháp luật Hình sự được cụ thể hóa tại Điều 3 Bộ luật hình sự. Nội dung các điều luật cụ thể hóa một số nguyên tắc trong Luật Hình sự như nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm, bình đẳng, nhân đạo. Hay nói cách khác khi áp dụng Bộ Luật Hình sự để xử lý người phạm tội, đòi hỏi người áp dụng quán triệt những quan điểm, tư tưởng đã được ghi nhận xuyên suốt. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Nguyên tắc xử lý" người phạm tội và pháp nhân phạm tội quy định tại Điều 3 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (Điều 4)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức, cá nhân phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, giám sát và giáo dục người phạm tội tại cộng đồng. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về "Trách nhiệm phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm" quy định tại Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 5)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" tại Điều 5 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 6)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật Hình sự. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

Hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian (Điều 7)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích về quy định "Hiệu lực của Bộ luật Hình sự về thời gian" tại Điều 7 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Khái niệm tội phạm (Điều 8)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.