Language:

Nghiên cứu - Trao đổi

Thời hiệu chia di sản thừa kế được xác định ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thời hiệu chia di sản thừa kế được xác định ra sao? Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì có 03 loại thời hiệu thừa kế như sau: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định trên. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Những sự kiện, hành vi nào cần lập vi bằng làm bằng chứng?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về những sự kiện, hành vi nào cần lập vi bằng làm bằng chứng? Theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không lập vi bằng. Thừa phát lại được ủy quyền để lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.

Người dân sẽ được đền bù ra sao khi xây mới nhà tập thể

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Trịnh Văn Dũng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về nội dung người dân sẽ được đền bù ra sao khi xây mới nhà tập thể. Hiện nay vấn đề xây mới, cải tạo nhà ở tập thể cũ được quy định tại rất nhiều Văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… và các văn bản Nghị định, thông tư hướng dẫn hiện hành có liên quan. Theo quy định của pháp luật hiện thành thì nhà tập thể có 02 hình thức đó là Nhà tập thể là thuộc tài sản công và Nhà tập thể đã được nhà nước hóa giá và công nhận - cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ chức. Trong trường hợp này, được xác định là xây mới nhà tập thể đã được nhà nước hóa giá và giao cho các cá nhân tổ chức. Luật Nhà ở năm 2023 và Nghị định số 98/2024/NĐ-CP ngày 25/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong đó có nêu điều, khoản chi tiết về bồi thường giá trị quyền sử dụng đất, giá trị còn lại của căn hộ cho chủ sở hữu nhà chung cư, cụ thể tại điểm a, điểm b, khoản 7, Điều 70 Luật Nhà ở năm 2023.

Cấp giấy chứng nhận cho tài sản là công trình xây dựng không phải là nhà ở

Luật sư Hà Thị Khuyên và Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc cấp giấy chứng nhận cho tài sản là công trình xây dựng không phải là nhà ở. Tại Điều 149 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với tài sản là công trình xây dựng không phải là nhà ở. Cụ thể: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu công trình xây dựng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có một trong các loại giấy tờ sau: Giấy phép xây dựng công trình hoặc giấy phép xây dựng công trình có thời hạn đối với trường hợp phải xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; Giấy tờ về sở hữu công trình xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ, trừ trường hợp Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng; Giấy tờ về mua bán hoặc tặng cho hoặc thừa kế công trình xây dựng theo quy định của pháp luật; Bản án hoặc quyết định của Tòa án hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật mà có xác định quyền sở hữu công trình xây dựng; Một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 149 Luật Đất đai năm 2024 mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác và đang không có tranh chấp.

Đính chính, thu hồi, hủy Sổ đỏ đã cấp khi nào?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về quy định đính chính, thu hồi, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp khi nào? Tại Điều 152 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc đính chính, thu hồi, hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp. Đính chính đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất có sai sót. Thu hồi đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đã cấp.

Đất và tài sản gắn liền với đất nào sẽ không được cấp giấy chứng nhận?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích đất và tài sản gắn liền với đất nào sẽ không được cấp giấy chứng nhận? Người sử dụng đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trong các trường hợp: Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích theo quy định tại Điều 179 Luật Đất đai năm 2024; Đất được giao để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 7 của Luật này, trừ trường hợp đất được giao sử dụng chung với đất được giao để quản lý thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụng theo quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Đất thuê, thuê lại của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng, phù hợp với dự án đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong tố tụng hình sự được quy định ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp trong tố tụng hình sự được quy định ra sao? Tại khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người: Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Thế nào là “hòa giải thành” trong vụ việc dân sự, “đối thoại thành” trong vụ án hành chính?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp thế nào là “hòa giải thành” trong vụ việc dân sự, “đối thoại thành” trong vụ án hành chính? Theo Công văn số 55/TANDTC-PC ngày 20/3/20218 của Tòa án nhân dân tối cao đưa ra tiêu chí để xác định hòa giải thành, đối thoại thành trong giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính. Sau khi thụ lý vụ án dân sự, vụ án hành chính, Thẩm phán tiến hành hòa giải, đối thoại mà sau khi hòa giải, đối thoại, người khởi kiện rút đơn khởi kiện hoặc các đương sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nên Tòa án không phải đưa vụ án ra xét xử thì được xác định là hòa giải thành, đối thoại thành. Sau khi thụ lý việc dân sự về yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn, Thẩm phán tiến hành hòa giải mà sau khi hòa giải, vợ chồng đoàn tụ thì được xác định là hòa giải thành.