Language:

Nghiên cứu - Trao đổi

Tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất được giải quyết ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về tranh chấp di sản thừa kế là quyền sử dụng đất được giải quyết ra sao? Để lại di sản thừa kế là quyền sử dụng đất là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất được quy định tại khoản 1, Điều 27 Luật Đất đai năm 2024. Tại điểm c khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai năm 2024 cũng quy định văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự. Kể cả đối với quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì người sử dụng đất vẫn có thể để lại quyền sử dụng đất là di sản thừa kế. Cụ thể tại Nghị quyết Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì xác định quyền sử dụng đất là di sản.

Thủ tục áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh ra sao? Tại khoản 2 Điều 136 Luật Thi hành án Hình sự năm 2019 quy định thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh. Thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh được quy định như sau: Cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra có quyền đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp; Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong giai đoạn thi hành án có quyền đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án.

Thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ra sao? Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được quy định tại Điều 430 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Theo đó, khi xét thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì Hội đồng xét xử quyết định trong bản án việc áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

Thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thế nào?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thế nào? Tại Điều 429 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Theo đó, khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Bộ luật Hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.

Thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ra sao? Người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ như: Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại; Nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 93 Bộ luật Hình sự. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền ấn định thời điểm xin lỗi, thời gian thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại quy định tại điểm a khoản 3 Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 2015 và nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này từ 03 tháng đến 01 năm.

Thủ tục áp dụng biện pháp “khiển trách” đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục áp dụng biện pháp “khiển trách” đối với người dưới 18 tuổi phạm tội ra sao? Tại Điều 426 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định thẩm quyền áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Theo đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục sau đây đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự: Khiển trách; Hòa giải tại cộng đồng; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Thủ tục đăng ký bảo vệ bị hại, đương sự, người bị tố giác trong tố tụng hình sự

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác.  Người bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại, đương sự, người bị tố được quy định cụ thể tại khoản 18, 19 Điều 55; Điều 83; Điều 84 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Cụ thể: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác là người được người bị tố giác nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”. Còn “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, của bị hại, đương sự có thể là: Luật sư; bào chữa viên nhân dân; người đại diện; trợ giúp viên pháp lý. Trong phạm vi nội dung bài viết này chỉ đề cập đến “thủ tục của luật sư” đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự, người bị tố giác.

Thủ tục đăng ký bào chữa của luật sư được thực hiện ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục đăng ký bào chữa của luật sư được thực hiện ra sao? Thủ tục đăng ký bào chữa được quy định tại Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 để có thể tham gia tố tố với tư cách người bào chữa, thì trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ.