Language:

Nghiên cứu - Trao đổi

Thủ tục tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tuyên bố thỏa ước lao động tập thể vô hiệu thực hiện ra sao? Tại khoản 1 Điều 86 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật. Còn tại khoản 2 Điều 86 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ khi nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật; người ký kết không đúng thẩm quyền; không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thực hiện ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thực hiện ra sao? Tại khoản 1 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây: Toàn bộ nội dung của Hợp đồng lao động vi phạm pháp luật; Người giao kết Hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết Hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật Lao động năm 2019 (tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực); Công việc đã giao kết trong Hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm. Còn tại khoản 2 Điều 49 Bộ luật Lao động năm 2019 thì Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Thủ tục tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về Thủ tục tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được thực hiện ra sao? Tại khoản 6 Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì “yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” là một trong những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì việc yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đặt trụ sở.

Thủ tục công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Thủ tục tuyên bố một người là đã chết được thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tuyên bố một người là đã chết. Tuyên bố một người đã chết hiểu là việc Tòa án căn cứ vào hồ sơ của người bị tuyên bố là đã chết, trường hợp có đầy đủ căn cứ để theo quy định của pháp luật là người đó đã chết thì Tòa án ra quyết định người đó là đã chết, ngày chết được xác định là ngày quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho UBND cấp xã/phường/thị trấn nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Thủ tục tuyên bố một người mất tích thực hiện ra sao?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tuyên bố một người mất tích. Theo quy định pháp luật dân sự, khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Thủ tục tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú. Tại Điều 381 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích 06 tháng liền trở lên, đồng thời có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật Dân sự. Như vậy có 2 điều kiện để thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú là: Người đó biệt tích 06 liền trở lên; Người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu.

Yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Hạn chế năng lực hành vi dân sự là tình trạng chủ thể quan hệ pháp luật dân sự không thể tự mình xác lập hay thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự là người thành niên có năng lực hành vi dân sự, nhưng do họ bị nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến phân tán tài sản của gia đình nên họ có thể bị yêu cầu tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Khi có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan thì Tòa án có thể tuyên người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện sẽ do Tòa án quyết định.