Language:

Nghiên cứu - Trao đổi

Cấp giấy chứng nhận đối với tài sản là nhà ở

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với tài sản là nhà ở. Tại Điều 148 Luật Đất đai năm 2024 quy định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với tài sản là nhà ở. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân sở hữu nhà ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất khi có một trong các loại giấy tờ sau: Giấy phép xây dựng nhà ở hoặc giấy phép xây dựng nhà ở có thời hạn đối với trường hợp phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định số 61-CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở hoặc giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở thuộc sở hữu nhà nước từ trước ngày 05/7/1994;

Bị ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn cần làm gì?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính giải đáp câu hỏi bị ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc con sau ly hôn cần làm gì? Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024. Tại Điều 229 Luật Đất đai năm 2024 quy định về trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất. Cụ thể: Việc chuẩn bị tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất được thực hiện như sau: Đơn vị đang được giao quản lý quỹ đất lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; Đơn vị được giao tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ của khu đất, thửa đất đấu giá, gửi đến cơ quan có chức năng quản lý đất đai để trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định đấu giá quyền sử dụng đất; Cơ quan có chức năng quản lý đất đai tổ chức thực hiện việc xác định giá khởi điểm của khu đất, thửa đất đấu giá, trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt; Căn cứ đề nghị của cơ quan có chức năng quản lý đất đai, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định đấu giá quyền sử dụng đất; Đơn vị được giao tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất có trách nhiệm tổ chức lựa chọn và ký hợp đồng thuê đơn vị, tổ chức thực hiện cuộc bán đấu giá quyền sử dụng đất.

Cấp sổ đỏ cho trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc cấp sổ đỏ cho trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu. Tại Điều 146 Luật Đất đai năm 2024 quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu. Thửa đất đang sử dụng được hình thành trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Bị đơn có yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về bị đơn có yêu cầu phản tố trong vụ án dân sự. Quyền được đưa ra yêu cầu phản tố của bị đơn được quy định tại khoản 1 Điều 200  Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 như sau: “Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”. Có nghĩa, sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của Tòa án hoặc sau khi nhận được thông báo về việc thụ lý đơn yêu cầu độc lập của Tòa án, bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn hoặc đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Song trong thực tế hiện nay vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa yêu cầu phản tố của bị đơn với ý kiến của bị đơn dẫn đến trường hợp Tòa án không xem xét yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc chỉ là ý kiến của bị đơn nhưng Tòa án lại xem xét giải quyết như yêu cầu phản tố của bị đơn.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có "yêu cầu độc lập" trong vụ án dân sự

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có "yêu cầu độc lập" trong vụ án dân sự. “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập” và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền khởi kiện vụ án khác.

Điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội là gì?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính chia sẻ ngày 26/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP, Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nhà ở năm 2023 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Nội dung của Nghị định nêu rõ đối tượng, điều kiện về thu nhập được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội. Tại Điều 76 Luật Nhà ở năm 2023 quy định về các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.

Những nội dung cơ bản trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về những nội dung cơ bản trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế. Tranh chấp thừa kế nói chung và tranh chấp chia di sản thừa kế nói riêng ở nước ta là loại án dân sự phổ biến, phức tạp, có những vụ án kéo dài, xét xử nhiều lần ở nhiều cấp Tòa án. Nguyên nhân làm cho tranh chấp chia di sản thừa kế phức tạp vì đây là tranh chấp giữa những người thân thích có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; di sản thừa kế thường là quyền sử dụng đất và nhà ở, là những tài sản có giá trị lớn, thiết yếu; việc giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật như pháp luật về thừa kế, về sở hữu, về hôn nhân và gia đình, về đất đai, về nhà ở....và pháp luật khác có liên quan. Tại Công văn số 24/HD-VKSTC ngày 12/5/2021 Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã hướng dẫn một số nội dung cơ bản trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế. Tại công văn này Viện kiểm sát Nhân dân tối cao đã tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn và có những hướng dẫn cụ thể trong giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế.