Language:

Phổ biến pháp luật

Chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ (Điều 355)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, trên thực tế không phải lúc nào bên có quyền cũng tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ đã hoàn thành nghĩa vụ đúng thời hạn, mà vì một lý do nào đó bên có quyền không tiếp nhận thì đây được coi là chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ. Tại Điều 355 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ.

Tội bức cung (Điều 374)

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội bức cung xâm phạm đến uy tín của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; xâm phạm nguyên tắc xác định sự thật của vụ án. Do bị bức cung đã làm cho người bị thẩm vấn khai sai sự thật có thể dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, hoặc gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các đương sự trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội bức cung hình quy định tại Điều 374 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Hoãn thực hiện nghĩa vụ (Điều 354)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 354 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định việc hoãn thực hiện nghĩa vụ. Theo đó, khi không thể thực hiện được nghĩa vụ đúng thời hạn thì bên có nghĩa vụ phải thông báo ngay cho bên có quyền biết và đề nghị được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp không thông báo cho bên có quyền thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại phát sinh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc do nguyên nhân khách quan không thể thông báo. Bên có nghĩa vụ được hoãn việc thực hiện nghĩa vụ, nếu được bên có quyền đồng ý. Việc thực hiện nghĩa vụ khi được hoãn vẫn được coi là thực hiện đúng thời hạn.

Tội dùng nhục hình (Điều 373)

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Tội dùng nhục hình xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người bị nhục hình; làm giảm uy tín của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án và Cơ quan thi hành án hình sự. Dưới đây, luật sư của chúng tôi phân tích cấu thành Tội dùng nhục hình quy định tại Điều 373 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Hộ gia đình, tổ hợp tác được cấp nhãn hiệu tập thể. Khi hộ gia đình, tổ hợp tác yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu tập thể đó, xác định tư cách tham gia tố tụng thế nào?

Vướng mắc: Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể đã đăng ký và được cấp nhãn hiệu tập thể theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Khi hộ gia đình, tổ hợp tác khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu tập thể đó hoặc bị khởi kiện thì việc xác định tư cách tham gia tố tụng như thế nào? Công văn số 212/TANDTC-PC ngày 13/9/2019 của Toà án nhân dân tối cao về việc thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.

Hợp đồng tín dụng mà bên vay là Công ty TNHH hai thành viên trở lên, do người đại diện theo pháp luật ký hợp đồng nhưng hồ sơ vay không có biên bản họp thành viên của Hội đồng thành viên?

Vướng mắc: Hợp đồng tín dụng mà bên vay là Công ty TNHH hai thành viên trở lên, do người đại diện theo pháp luật ký hợp đồng nhưng hồ sơ vay không có biên bản họp thành viên của Hội đồng thành viên. Trường hợp có tranh chấp xảy ra thì bên vay được xác định là Công ty hay cá nhân người đại diện? Công ty sẽ tham gia tố tụng với tư cách gì?

Từ ngày 01-01-2017 thời điểm tính thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi năm 2010 được áp dụng ra sao?

Vướng mắc: Từ ngày 01/01/2017 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành), thời điểm tính thời hiệu khởi kiện đối với các vụ án tranh chấp hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2011) được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự hay Luật Kinh doanh bảo hiểm?

Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án mà nội dung hòa giải liên quan đến tranh chấp về kinh doanh, thương mại là yêu cầu về dân sự hay yêu cầu về kinh doanh, thương mại?

Vướng mắc: Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án mà nội dung hòa giải liên quan đến tranh chấp về kinh doanh, thương mại là yêu cầu về dân sự hay yêu cầu về kinh doanh, thương mại? Nếu là yêu cầu về kinh doanh, thương mại thì Tòa án áp dụng Điều luật nào để thụ lý giải quyết vì hiện nay theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là yêu cầu dân sự (khoản 7 Điều 27 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).