Language:

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ đây là cách thức liệt kê đối tượng nằm trong quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là: quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Bộ luật Tố tụng Dân sự không phân biệt tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ với xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi khởi động sự kiện dân sự hoặc nghiệp vụ kinh doanh thương mại thương mại. Nói chung mọi hành vi xâm phạm phạm hoặc tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đều được xếp chung vào loại tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ. Pháp luật hiện hành phân loại tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thành 04 nhóm tranh chấp gồm: (1) tranh chấp quyền giả; (2) tranh chấp quyền liên quan đến quyền tác giả; (3) tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp; (4) tranh chấp quyền đối với giống cây trồng.

Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là tranh chấp, bất đồng về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán giữa các bên, chủ yếu liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng. Việc tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa có thể phát sinh từ nội dung hợp đồng, cách giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng...

Tranh chấp trong lĩnh vực xây dựng

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn thi hành thì hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Tranh chấp hợp đồng xây dựng cũng như các loại tranh chấp khác, tranh chấp xây dựng phát sinh từ những vi phạm về nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực xây dựng mà chủ yếu được quy định trong các hợp đồng liên quan đến dự án xây dựng, từ việc lựa chọn nhà thầu, thiết kế, thi công, cho tới thanh toán và bảo hành. Có thể hiểu tranh chấp xây dựng về bản chất là các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng xây dựng, các bên xảy ra tranh chấp khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong hợp đồng bị xâm phạm. Từ đó, cơ chế giải quyết tranh chấp các loại hình tranh chấp xây dựng cũng sẽ tương tự như giải quyết tranh chấp về hợp đồng nói chung. Các loại tranh chấp xây dựng nảy sinh do nhiều nguyên nhân, chủ yếu từ các vi phạm của chủ đầu tư hoặc của các nhà thầu. Cụ thể, đối với chủ đầu tư có thể sai phạm tiến độ thanh toán theo khối lượng công việc, tự ý thay đổi khối lượng công trình hoặc yêu cầu kỹ thuật mà không có sự thống nhất của nhà thầu thi công xây dựng công trình,…

Những trường hợp phải đính chính sổ đỏ trong Luật Đất đai năm 2024

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, khi Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực thì 02 trường hợp phải đính chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (hay còn gọi là sổ đỏ). Theo đó, tại khoản 1 Điều 152 Luật Đất đai năm 2024 thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (còn gọi là sổ đỏ) có trách nhiệm đính chính giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp: Có sai sót thông tin của người được cấp giấy chứng nhận so với thông tin tại thời điểm đính chính; Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được tổ chức đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận hoặc được thể hiện trong văn bản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.

Những sự kiện nào được xem là sự kiện bất khả kháng?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về trường hợp bất khả kháng hay còn gọi là sự kiện bất khả kháng. Theo đó, "sự kiện bất khả kháng" là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép. Còn "trở ngại khách quan" là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã theo Luật Đất đai năm 2024

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, Luật Đất đai năm 2024 có thêm quy định mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp đất đai như việc khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải, hòa giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.

Người cao tuổi có được miễn nộp tạm ứng án phí, án phí không?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, những trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 nêu trên “trong đó có người cao tuổi” được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị quyết. Cần lưu ý là để người cao tuổi được miễn tạm ứng án phí, án phí, lệ phí tòa án, thì người cao tuổi cần làm đơn đề nghị gửi tòa án có thẩm quyền, kèm các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường học được miễn.

Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào tài sản riêng?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, theo quy định thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) có thể đứng tên một người hoặc nhiều người, trong đó tất cả những người có tên trong sổ đỏ sẽ có quyền đối với nhà đất giống nhau. Trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì về nguyên tắc vợ chồng sẽ cùng đứng tên trên sổ đỏ. Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc để một bên vợ hoặc chồng đứng tên trên Giấy chứng nhận. Tuy nhiên, việc thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản (có công chứng chứng thực).

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Theo đó, ciệc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ: Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Cha mẹ tặng cho con dưới 18 tuổi nhà đất có được không?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, người chưa đủ 18 tuổi đều không thể tự mình giao dịch bất động sản được. Đối với trường hợp con mới 11 tuổi giao dịch liên quan đến bất động sản cần phải có người đại diện theo pháp luật xác lập thực hiện giao dịch đó. Dù bị giới hạn về việc cha mẹ tặng cho quyền sử dụng đất cho con chưa thành niên, nhưng không có quy định cấm việc con chưa thành niên không được phép đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên người dưới 18 tuổi vẫn có quyền được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Không có tên trong di chúc có được chia tài sản thừa kế không?

Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn  phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hiện nay theo quy định của pháp luật dân sự, thì việc phân chia di sản theo pháp luật chỉ được thực hiện khi không có di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Tuy nhiên pháp luật hiện nay cũng có quy định về những trường hợp tuy không có tên trong di chúc nhưng vẫn được nhận di sản thừa kế.

Sổ đỏ đứng tên hộ gia đình thì chia thừa kế ra sao?

Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích, hiện nay thực tế tồn tại rất nhiều trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng) đứng tên hộ gia đình. Vì thế, khi phân chia di sản thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình cần lưu ý nhiều vấn đề, nhất là khi xác định phần di sản nào sẽ được chia, việc xác định này ảnh hưởng trực tiếp đến phần thừa kế được hưởng và nghĩa vụ của các hàng thừa kế nếu có. Bởi vậy, chia thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình khác so với trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng hoặc tài sản riêng của người chết, khắc ở chỗ phải xác định phần di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất mà có sổ đỏ, số hồng được cấp cho hộ gia đình.