Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ như: Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại; Nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 93 Bộ luật Hình sự. Tùy từng trường hợp cụ thể, cơ quan có thẩm quyền ấn định thời điểm xin lỗi, thời gian thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại quy định tại điểm a khoản 3 Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 2015 và nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này từ 03 tháng đến 01 năm.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục áp dụng biện pháp “khiển trách” đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Tại Điều 426 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định thẩm quyền áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự. Theo đó, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền quyết định áp dụng một trong các biện pháp giám sát, giáo dục sau đây đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự: Khiển trách; Hòa giải tại cộng đồng; Giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác. Người bảo vệ quyền và lợi ích của bị hại, đương sự, người bị tố được quy định cụ thể tại khoản 18, 19 Điều 55; Điều 83; Điều 84 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Cụ thể: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác là người được người bị tố giác nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”. Còn “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người được bị hại, đương sự nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp”. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, của bị hại, đương sự có thể là: Luật sư; bào chữa viên nhân dân; người đại diện; trợ giúp viên pháp lý. Trong phạm vi nội dung bài viết này chỉ đề cập đến “thủ tục của luật sư” đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự, người bị tố giác.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục đăng ký bào chữa của luật sư theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Thủ tục đăng ký bào chữa được quy định tại Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 để có thể tham gia tố tố với tư cách người bào chữa, thì trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện được quy định tại Điều 368 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Theo đó, trại giam; Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn và chuyển cho Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phạt tù.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 367 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Cụ thể như sau: - Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án phải được gửi ngay cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục xóa án tích theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Khi làm thủ tục xóa án tích cần xác định người đó thuộc “trường hợp đương nhiên xóa án tích” hay “trường hợp xóa án tích theo quyết định của Tòa án” hay “xóa án tích trong trường hợp đặc biệt” để chuẩn bị các tài liệu đầy đủ theo quy định.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho đất xen kẹt. “Đất xen kẹt” được hiểu có thể là đất vườn hay đất nông nghiệp mà trước đó không được công nhận là đất ở; những diện tích đất xen kẹt này sẽ nằm trong các khu dân cư hoặc đất phần dôi dư sau quy hoạch hiện do Nhà nước quản lý và có thể được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (còn gọi là sổ đỏ) dưới dạng giao đất, cho thuê đất.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục xin cấp sổ đỏ lần đầu theo quy định của Luật Đất đai năm 2024. Tại Điều 28 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện hồ sơ thực hiện thủ tục làm giấy chứng nhận đối với trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân,cộng đồng dân cư. Đối với người đang sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong nước, tổ chức nước ngoài có chức năng về ngoại giao, tổ chức tôn giáo/tôn giáo trực thuộc, tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư nước ngoài nhận thừa kế quyền sử dụng đất. Trường hợp giao đất để quản lý.
Luật sư Hà Thị Khuyên và Luật sư Nguyễn Văn Đồng, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích thủ tục thi hành án tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Cha mẹ là người đại diện đương nhiên của con theo quy định pháp luật, nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn là trách nhiệm của cha hoặc mẹ đối với con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình khi cha hoặc mẹ không cùng chung sống, trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con. Trường hợp ly hôn mà các bên có thỏa thuận việc nuôi con hoặc tòa án quyết định giao con cho một người nuôi, thì người không trực tiếp chăm sóc hoặc không sống chung với con mà theo quy định phải thực hiện thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Người đang trực tiếp là người chăm sóc sẽ sử dụng khoản cấp dưỡng hay gọi là các khoản hỗ trợ bằng tiền hoặc tài sản tới người được chăm sóc mà có mối quan hệ hôn nhân hoặc huyết thống.
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về thủ tục xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công. Theo quy định pháp luật thì “đình công” là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo. Theo quy định tại Điều 403 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì trong quá trình đình công hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt đình công thì những cá nhân, tổ chức sau có quyền yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công
Luật sư Nguyễn Văn Đồng và Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính phân tích về việc xác định thành viên hộ gia đình sử dụng đất. Hộ gia đình sử dụng đất được Luật Đất đai năm 1993 quy định lần đầu tiên, sau đó là Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013. Đến Luật Đất đai năm 2024 thì không còn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình nữa, mà chỉ định nghĩa về “Hộ gia đình sử dụng đất”. Theo đó, tại khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành”.
Văn phòng Luật sư Nhân Chính (Đoàn Luật sư Hà Nội)
Chuyên gia Tư vấn pháp luật và Tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, hành chính, dân sự, đất đai và nhà ở, thừa kế, ly hôn, lao động, kinh doanh thương mại, sở hữu trí tuệ; tố tụng trọng tài thương mại; tham gia đàm phán, hòa giải.